Nâng cao kỹ năng và kiến thức truyền dịch an toàn cho đội ngũ điều dưỡng

20-01-2022 21:07 | Y tế
google news

SKĐS - Chương trình truyền dịch an toàn hướng tới tăng cường sự an toàn cho người bệnh và tăng cường năng lực cho điều dưỡng về tiêm truyền tĩnh mạch, quản lý dùng thuốc cho người bệnh đang điều trị bằng đường tĩnh mạch

ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam cho biết, mục tiêu chung của "Chương trình truyền dịch an toàn hướng tới tăng cường sự an toàn cho người bệnh và tăng cường năng lực cho điều dưỡng về tiêm truyền tĩnh mạch, quản lý dùng thuốc cho người bệnh đang điều trị bằng đường tĩnh mạch.

Nâng cao kỹ năng và kiến thức truyền dịch an toàn cho đội ngũ điều dưỡng - Ảnh 1.

Ký kết Biên bàn ghi nhớ hợp tác đào tạo liên tục cho điều dưỡng về chương trình truyền dịch an toàn giai đoạn từ 2022-2025

Để triển khai chương tình này, sáng 20/1 tại Hà Nội  Hội Điều dưỡng Việt Nam (VNA) và Becton Dickinson Holdings (BD) đã ký kết Biên bàn ghi nhớ hợp tác đào tạo liên tục cho điều dưỡng về chương trình truyền dịch an toàn giai đoạn từ 2022-2025.

Chương trình hợp tác giữa hai bên sẽ thực hiện trong thời gian 3 năm từ 2022-2025 và các hoạt động hợp tác sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực công việc chính là xây dựng hướng dẫn chuẩn về liệu pháp tiêm tĩnh mạch an toàn, cập nhật và phát triển các tiêu chuẩn thực hành liên quan đến truyền tĩnh mạch an toàn và các quy trình thực hành khi đặt và duy trì đường truyền tĩnh mạch; 

Hợp tác tổ chức các chương trình giáo dục lâm sàng về "Liệu pháp truyền dịch An toàn" thông qua việc cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn, các hội thảo đào tạo cho điều dưỡng Việt Nam;

Đào tạo nâng cao cho một nhóm các chuyên gia điều dưỡng lâm sàng có đủ năng lực để giảng dạy cho các điều dưỡng và tiến hành các khóa đào tạo trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này.

Chương trình truyền dịch an toàn sẽ giúp các điều dưỡng, bác sĩ và các chuyên gia lâm sàng của Việt Nam được tiếp cận kiến thức mới, thông qua thảo luận và áp dụng chương trình truyền dịch an toàn vào thực tế điều trị và chăm sóc người bệnh. Hiện liệu pháp truyền dịch đã và đang trở thành lĩnh vực thực hành rất phổ biến trong y học và trong thực hành điều dưỡng ở Việt Nam.

Chương trình hợp tác này sẽ đóng góp làm cho các dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc điều dưỡng chất lượng hơn và an toàn hơn cho người dân Việt Nam.

Hiện Hội Điều dưỡng Việt Nam có hơn 120.000 hội viên trên cả nước với trên 800 Chi hội, phân hội, chiếm 2/3 nhân lực của ngành y tế; tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh/vạn dân đạt 16,5. Để đạt 25 điều dưỡng/ vạn dân vào năm 2025 phải cần thêm trên 100.000 điều dưỡng.

Điều dưỡng tập trung ở các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện; hộ sinh chủ yếu ở tuyến huyện và xã; Kỹ thuật y tập trung ở tuyến tỉnh và huyện. Gần 90% đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y  tập trung ở khu vực công lập; Hiện tỷ số điều dưỡng và hộ sinh trên/ bác sỹ trên toàn quốc là 1,95/1.

Hiện trình độ sơ cấp trong điều dưỡng chỉ còn dưới 700 người, còn lại đa số điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y  có trình độ từ cao đẳng trở lên; Tỷ lệ tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên khoa 1 chỉ chiếm 1,2% và chủ yếu ở tuyến trung ương.

Qua các đợt dịch COVID-19 cho thấy đội ngũ điều dưỡng ở cộng đồng phát huy hiệu quả. Các điều dưỡng tại tuyến xã, phường làm việc ngày đêm, không có ngày nghỉ, thực hiện công tác truy về, tiêm chủng, kiểm soát nhiễm khuẩn... Tại Nhật Bản số lượng điều dưỡng cộng đồng chiếm 50% nhân lực điều dưỡng.

Tập trung giảm nguy cơ các ca mắc COVID-19 chuyển nặng và tử vong Tập trung giảm nguy cơ các ca mắc COVID-19 chuyển nặng và tử vong

SKĐS - Theo thống kê sơ bộ, số tử vong đã giảm từ khoảng 300-350 ca/ngày (thời kỳ đỉnh dịch) xuống còn trên dưới 200 ca/ngày, chủ yếu là những người mắc bệnh nền, người già, trong đó phần lớn (trên 70%) là người chưa tiêm vaccine...



Thái Bình
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn