Hà Nội

Đại dịch COVID-19: Cần bổ sung chức danh điều dưỡng cộng đồng

31-12-2021 22:46 | Y tế

SKĐS - Qua vụ dịch COVID-19 cho thấy đội ngũ điều dưỡng ở cộng đồng phát huy hiệu quả. Các điều dưỡng tại tuyến xã, phường làm việc ngày đêm, không có ngày nghỉ, thực hiện công tác truy về, tiêm chủng, kiểm soát nhiễm khuẩn.

Hiện cả nước có trên 180.000 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, với tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh/vạn dân đạt 16,5. Để đạt 25 điều dưỡng/ vạn dân vào năm 2025 phải cần thêm trên 100.000 điều dưỡng.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y năm 2021 và góp ý sửa đổi Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y do Hội Điều dưỡng Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức ngày 31/12 tại Hà Nội.

Đại dịch COVID-19: Cần bổ sung chức danh điều dưỡng cộng đồng - Ảnh 1.

ThS Phạm Đức Mục- Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam cho biết: Hiện cả nước có trên 180.000 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, với tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh/vạn dân đạt 16,5.

Gần 90% đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y  tập trung ở khu vực công lập

Tại Hội nghị, ThS Phạm Đức Mục- Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam đã chia sẻ khảo sát với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đến hầu hết tất cả các bệnh viện TW, bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố, Trạm y tế xã, phường về nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. 

Trong số trên 180.000 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y của cả nước có , trong đó điều dưỡng chiếm tỉ lệ 73%, hộ sinh chiếm trên 13%, còn lại trên 13% là kỹ thuật y. Tỷ lệ điều dưỡng/vạn dân là gần 14. Tỷ lệ hộ sinh/vạn dân là 2,6.

Điều dưỡng tập trung ở các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện; hộ sinh chủ yếu ở tuyến huyện và xã; Kỹ thuật y tập trung ở tuyến tỉnh và huyện. Gần 90% đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y  tập trung ở khu vực công lập; Hiện tỷ số điều dưỡng và hộ sinh trên/ bác sỹ trên toàn quốc là 1,95/1.

Khảo sát cũng cho biết, hiện trình độ sơ cấp trong điều dưỡng chỉ còn dưới 700 người, còn lại đa số điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y  có trình độ từ cao đẳng trở lên; Tỷ lệ tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên khoa 1 chỉ chiếm 1,2% và chủ yếu ở tuyến trung ương.

Thực tế từ khảo sát cũng chỉ ra, viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hạng IV là chủ yếu, chiếm 77%, viên chức hạng III mới đạt 23%; viên chức hạng II chiếm quá ít với 0,11% và chỉ có ở tuyến trung ương, tuyến tỉnh còn tuyến cuộn huyện chưa có.

Cần bổ sung chức danh điều dưỡng cộng đồng

Qua khảo sát, Hội Điều dưỡng cũng đề nghị đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y sau đại học các chuyên ngành được thi nâng hạng II và tổ chức thi nâng hạng II đúng thời gian, Bổ sung ngạch viện chức hạng I đối với điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; Các bệnh viện được chủ động tuyển thêm điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y  đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh. 

Bên cạnh đó, Hội điều dưỡng cũng cần mở mã ngành đào tạo điều dưỡng chuyên khoa 2, có thêm các cơ sở đào tạo thạc sỹ/CK I cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Đăc biệt Bộ Y tế phải xây dựng hướng dẫn phạm vi hoạt động cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y cho phù hợp với trình độ đào tạo (ví như hiện nay là việc phân định chuyên môn chưa rõ giữa điều dưỡng cao đẳng với điều dưỡng Đại học). 

Nhân lực điều dưỡng/hộ sinh cần xác định theo người bệnh của từng chuyên khoa và phân cấp chăm sóc như các nước trên thế giới áp dụng, không nên dựa vào số bác sỹ để xác định nhân lực điều dưỡng/ hộ sinh. Ngoài ra, cần tiếp tục khẳng định vai trò của điều dưỡng trưởng Sở Y tế, Điều dưỡng trưởng khối bệnh viện,….Số lượng điều dưỡng, hộ sinh phải được bổ sung thêm để đạt 25 điều dưỡng/vạn dân theo Nghị quyết số 20/TW-NQ.

TS Trần Viết Hùng- Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế cho biết, trong thời gian qua đội ngũ điều dưỡng đã không ngừng phát huy vai trò và vị trí của mình trong hệ thống y tế. Việc sửa đổi chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y tại Thông tư 26/2015/TTLT-BYT- BNV cho phù hợp với thực tế hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng. 

Hiện Vụ Tổ chức cán bộ đang tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng đào tạo của viên chức và số lượng viên chức hiện có để để xuất xây dựng thông tư  cho phù hợp với những quy định của pháp luật về quản lý viên chức hiện hành.

Đại dịch COVID-19: Cần bổ sung chức danh điều dưỡng cộng đồng - Ảnh 3.

Qua vụ dịch COVID-19 cho thấy đội ngũ điều dưỡng ở cộng đồng phát huy hiệu quả. Các điều dưỡng tại tuyến xã, phường làm việc ngày đêm, không có ngày nghỉ, thực hiện công tác truy về, tiêm chủng, kiểm soát nhiễm khuẩn...Ảnh minh hoạ

TS Nguyễn Đình Hưng- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, cần bổ sung chức danh điều dưỡng cộng đồng. Qua vụ dịch COVID-19 cho thấy đội ngũ điều dưỡng ở cộng đồng phát huy hiệu quả. Các điều dưỡng tại tuyến xã, phường làm việc ngày đêm, không có ngày nghỉ, thực hiện công tác truy về, tiêm chủng, kiểm soát nhiễm khuẩn... Tại Nhật Bản số lượng điều dưỡng cộng đồng chiếm 50% nhân lực điều dưỡng. 

TS Hưng cũng đề nghị đội ngũ điều dưỡng cần phải nâng cao vị thế, tự hào nghề nghiệp điều dưỡng hơn nữa.

ThS Phạm Đức Mục cho biết, việc sửa đổi Thông tư 26/2015/TTLT-BYT- BNV rất quan trọng và có ý nghĩa vì đội ngũ này chiếm gần 2/3 nhân lực y tế, cung cấp các dịch vụ y tế nhiều nhất và là người gần gũi bệnh nhân nhiều nhất.

Việc phối hợp với Bộ Y tế trong góp ý, xây dựng Thông tư 26 là nhiệm vụ qua trọng hàng đầu của Hội với mong muốn Thông tư mới ra đời sẽ đáp ứng thực tiễn và khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ điều dưỡng trong hệ thống y tế và trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tâm thư thắt lòng của nam điều dưỡng tưởng niệm hơn 2 vạn đồng bào mất vì COVID-19Tâm thư thắt lòng của nam điều dưỡng tưởng niệm hơn 2 vạn đồng bào mất vì COVID-19

SKĐS - Trong giây phút tưởng niệm hơn 2 vạn đồng bào đã ra đi vì COVID-19, tâm trí Điều dưỡng Trần Thanh Hưng hiện lên hình ảnh về những chiếc giường liên tục "thay chủ nhân", người bán nước chỉ vài giờ đã "ngậm" ống nội khí quản...


Lê Hảo- Thái Bình
Ý kiến của bạn