1. Rối loạn phổ tự kỷ là gì?
Rối loạn phổ tự kỷ là một tình trạng phát triển thần kinh phức tạp, khó phân loại toàn diện cũng như điều trị. Các cá nhân có rối loạn phổ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội, thể hiện các kiểu hành vi bị hạn chế và lặp đi lặp lại và có thể cảm thấy quá nhạy cảm với các kích thích cảm giác như ánh sáng, âm thanh, cảm ứng và mùi hương.
Các triệu chứng tự kỷ là một phổ phức tạp dẫn đến rất nhiều trường hợp bị chẩn đoán sai hoặc bỏ sót.
2. Nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ
Cơ sở sinh học của rối loạn phổ tự kỷ bắt nguồn từ di truyền, biểu sinh và các yếu tố môi trường và cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Do đó, rất khó để có được một bức tranh chính xác về tỷ lệ phổ biến của rối loạn phổ tự kỷ trên toàn thế giới, mặc dù có ước tính rằng tình trạng này ảnh hưởng đến hơn 1% dân số.
Các giả thuyết hiện tại cho rằng rối loạn phổ tự kỷ là do ít nhất một phần sự bất thường trong tín hiệu dopamine trong não gây ra. Điều này tác động lên vỏ não trước trán và ảnh hưởng đến hành vi và điều hòa cảm xúc. Nguyên nhân khác liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh GABA.
3. Khi nào cần cân nhắc đến việc dùng thuốc
Nếu con bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, trẻ sẽ có một số khó khăn tiềm ẩn với các kỹ năng xã hội, giao tiếp và hành vi lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể phát triển các triệu chứng khác có thể bao gồm hung hăng, tự gây thương tích, cũng như hiếu động thái quá và không chú ý.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc như can thiệp giáo dục rất quan trọng vì có thể kết hợp đào tạo kỹ năng xã hội và các liệu pháp về ngôn ngữ, hoạt động và thể chất. Ngoài ra, liệu pháp hành vi như phân tích hành vi ứng dụng (ABA) có thể hữu ích nếu con đang có các triệu chứng như hung hăng hoặc tự gây thương tích. Tuy nhiên, có thể cần dùng thuốc để điều trị hiệu quả các triệu chứng cụ thể. Nên cân nhắc việc điều trị bằng thuốc khi các triệu chứng ảnh hưởng tiêu cực.
Sau khi tìm hiểu kỹ về tiền sử các vấn đề của con, bác sĩ chuyên môn có thể quyết định liệu điều trị bằng thuốc có phù hợp hay không. Thông thường, bác sĩ điều trị sẽ xem xét, lựa chọn thuốc dành riêng cho các triệu chứng của từng trẻ. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ cân nhắc đến các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc.
4. Thuốc điều trị rối loạn phổ tự kỷ
Trên thực tế, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt hai loại thuốc để điều trị chứng cáu kỉnh liên quan đến chứng tự kỷ cho trẻ từ 5 đến 16 tuổi là risperidone và aripiprazole.
Thuốc chống loạn thần không điển hình risperidone và aripiprazole đã được phát hiện có hiệu quả trong việc giảm cáu kỉnh, tăng động và các cử động lặp đi lặp lại, nhưng phải cân nhắc tới các tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng cân, an thần và các triệu chứng ngoại tháp bao gồm chứng run, nói lắp và hoang tưởng.
Các loại thuốc khác được sử dụng để nhắm mục tiêu các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ bao gồm chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc ổn định tâm trạng và chất kích thích ban đầu được phát triển để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, rất khó để dự đoán loại thuốc nào trong nhóm này có thể mang lại lợi ích lớn nhất cho một bệnh nhân mắc chứng tự kỷ nhất định. Tương tự, việc xác định liều lượng phù hợp nhất với mỗi cá nhân cũng là một thách thức.
Những loại thuốc này không có tác dụng với tất cả các trường hợp và tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Hơn nữa, mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các loại thuốc. Ngoài ra, những thay đổi về phản ứng với thuốc có thể xảy ra theo thời gian, ngay cả khi không thay đổi liều lượng. Theo thời gian, một số cá nhân phát triển khả năng dung nạp (khi thuốc ngừng phát huy tác dụng) hoặc nhạy cảm (khi tác dụng phụ trở nên trầm trọng hơn) với thuốc.
Vì vậy, việc sử dụng những thuốc này phải được định lượng và theo dõi cẩn thận để giảm thiểu tác dụng phụ có hại. Do đó, các lựa chọn điều trị không dùng thuốc đã phát triển và bao gồm các liệu pháp hành vi nhận thức và thậm chí thay đổi chế độ ăn uống...
Thuốc điều trị chứng tự kỷ hiệu quả nhất khi được sử dụng cùng với các liệu pháp hành vi. Lý tưởng nhất, thuốc là sự bổ sung cho các chiến lược điều trị khác.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc là:
6. Những điều cần lưu ý về thuốc
- Thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn.
- Không phải mọi loại thuốc đều phù hợp với mọi cá nhân có các triệu chứng của tự kỷ.
- Một số loại thuốc có thể có những rủi ro nghiêm trọng khi sử dụng.
7. Điều trị không dùng thuốc
Các liệu pháp không dùng thuốc là những can thiệp đầu tay, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 7 hoặc 8 tuổi, để hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ.
Các chiến lược được sử dụng bao gồm liệu pháp tâm lý với liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tường thuật, liệu pháp lược đồ và hỗ trợ hành vi tích cực. Liệu pháp có thể hỗ trợ các kỹ năng vận động tinh và thô, kỹ năng tương tác và kỹ năng xã hội.
Các chuyên gia không khuyến nghị bất kỳ chế độ ăn cụ thể nào cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, nhưng việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng.
Trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có xu hướng có xương mỏng hơn những trẻ không mắc chứng bệnh này, vì vậy, thực phẩm tốt cho xương cũng rất quan trọng. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp cho trẻ.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Hậu COVID-19 ở trẻ nhỏ: Đi khám hay tự chữa?