Lồng ghép 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tại mô hình trồng cây dược liệu ở Bắc Trà My - Quảng Nam

21-09-2023 10:42 | Thời sự

SKĐS - UBND tỉnh Quảng Nam mới ra Quyết định phê duyệt phương án "Xây dựng mô hình trồng một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế trên địa bàn huyện Bắc Trà My".

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Quyết định trên là xây dựng mô hình điểm trồng một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện Bắc Trà My; trên cơ sở đó, phát triển mở rộng diện tích sản xuất gắn với việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu nhằm nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào việc hình thành các vùng nguyên liệu dược liệu tập trung phục vụ định hướng xây dựng hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam.

Mục tiêu cụ thể là xây dựng mô hình điểm trồng một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế trên địa bàn huyện Bắc Trà My với diện tích 5 ha tại xã Trà Bui, bao gồm các loại cây dược liệu: Chè dây 3,0 ha; Ba kích tím 1,5 ha và Sâm bố chính 1,0 ha; có từ 1-2 sản phẩm trong mô hình được chứng nhận OCOP.

Hình thành được 1-2 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm dược liệu đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam hiện hành; tiêu chuẩn GACP-WHO hoặc các tiêu chuẩn của người đặt hàng; Diện tích dược liệu phát triển mở rộng sản xuất tại địa phương (ngoài diện tích mô hình) đến năm 2025 đạt khoảng 30 ha. Thu hút các doanh nghiệp, Hợp tác xã/Tổ hợp tác,… đầu tư trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu, từng bước hình thành sản phẩm dược liệu mang tính hàng hóa.

Lồng ghép 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tại mô hình trồng cây dược liệu tại Bắc Trà My - Quảng Nam - Ảnh 1.

Vườn ươm cây ba kích tím ở Tây Giang. (Ảnh: Báo Quảng Nam).

Về nội dung thực hiện bao gồm: Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất cây dược liệu nắm bắt và áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, sơ chế, chế biến sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng; chứng nhận sản phẩm dược liệu an toàn theo quy định; tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm dược liệu đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chế biến, tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị gắn với việc xây dựng thương hiệu; thực hiện hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đối với việc chứng nhận sản phẩm dược liệu an toàn.

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước liên quan đến việc sản xuất, chế biến sản phẩm dược liệu, bao gồm công tác quản lý giống, vật tư đầu vào, quản lý môi trường rừng, sản xuất và chế biến dược liệu; Xây dựng 01 mô hình điểm với diện tích 5 ha, bao gồm các loại cây dược liệu: Chè dây: 03 ha; Ba kích tím: 1,5 ha và Sâm bố chính: 0,5 ha…

Lồng ghép cả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Giảm nghèo bền vững để tổ chức nhân rộng mô hình trồng và phát triển các loại cây dược liệu trong giai đoạn 2023 - 2025, phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 30 ha trở lên trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

Tại Quyết định trên, UBND tỉnh cũng nêu ra kế hoạch về tổ chức liên kết sản xuất bao gồm: Khảo sát, xây dựng vùng sản xuất tập trung cây dược liệu, gắn với việc xây dựng hệ thống thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, tạo ra những sản phẩm có giá trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

Lựa chọn 2 - 3 Hợp tác xã/Tổ hợp tác đủ điều kiện để tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, trên cơ sở phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dược liệu. Xây dựng, chuyển giao và nhân rộng mô hình liên kết tổ chức sản xuất dược liệu ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gia tăng. Hình thành liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước, ngân hàng, nhà khoa học). Nhân rộng phương thức sản xuất, tiêu thụ dược liệu theo đơn đặt hàng từ nhu cầu thị trường…

Hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện doanh nghiệp liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị; tổ chức đánh giá, chứng nhận sản phẩm an toàn, sản phẩm OCOP.

Vừa bảo tồn cây dược liệu quý, vừa gắn với phát triển kinh tế ở Bảo Lạc- Cao BằngVừa bảo tồn cây dược liệu quý, vừa gắn với phát triển kinh tế ở Bảo Lạc- Cao Bằng

SKĐS - Với 90% diện tích rừng núi, độ cao trung bình 600 - 1.000 m, điểm cao nhất gần 2.000m so với mực nước biển. Cao Bằng có khí hậu và thổ nhưỡng thích ứng cho thảm thực vật nên cây thuốc hoang dã phát triển và tạo thuận lợi cho trồng cây thuốc quý.


Mộc Trà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn