Phát triển dự án phải gắn với bảo tồn nguồn gen
Theo đó, đối tượng áp dụng theo Thông tư gồm: Các cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống trong vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển dược liệu quý cùng tham gia thực hiện dự án; Thôn, bản, xã, huyện, tỉnh nơi triển khai dự án; Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, kinh doanh) triển khai hoặc tham gia vào dự án dược liệu quý hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số (ưu tiên các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ), có cam kết hỗ trợ thu mua, sản xuất, tiêu thụ dược liệu của các dự án trên; Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện dự án dược liệu quý.
Thông tư quy định nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện dự án dược liệu quý như sau: Bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại Điều 4 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định pháp luật có liên quan về nuôi trồng, quản lý và khai thác dược liệu.
Phát triển dự án dược liệu quý phải gắn với bảo tồn nguồn gen dược liệu, bảo đảm các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Các dự án dược liệu quý triển khai trên đất rừng phải bảo đảm kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững theo quy định của pháp luật. Ưu tiên lựa chọn các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ, dự án ứng dụng công nghệ cao và các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu.
Công khai thông tin về dự án dược liệu quý thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Việc công khai thông tin về các dự án dược liệu quý bao gồm các thông tin sau: Thông tin về dự án dược liệu quý bao gồm: Tên, mục tiêu, nội dung, sản phẩm, danh sách đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách, đơn vị chủ trì liên kết, các thành viên liên kết, thời gian thực hiện, tổng mức đầu tư, mức đầu tư của cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia vào dự án, tóm tắt kết quả thực hiện dự án, được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Cơ quan quản lý dự án dược liệu quý, Cơ quan chủ quản chương trình dược liệu quý và Cơ quan chủ dự án thành phần dược liệu quý hoặc trên các phương tiện
Địa phương triển khai dự án, Đơn vị chủ trì liên kết dự án dược liệu quý, tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ có trách nhiệm tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng kết quả thực hiện của dự án.
Địa điểm triển khai dự án phải đáp ứng đủ các tiêu chí
Thông tư cũng hướng dẫn phương án phát triển dược liệu quý, cụ thể như sau: Địa điểm triển khai thực hiện dự án dược liệu quý phải đáp ứng các tiêu chí sau: Là huyện có xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025; Là huyện vùng DTTS&MN có ít nhất 50% tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số; Có tiềm năng phát triển các loại dược liệu quý có giá trị y tế và kinh tế cao; Đối với các dự án có đề xuất triển khai trồng, phát triển Sâm Việt Nam cần có độ cao từ 1.000 mét trở lên so với mực nước biển.
Về diện tích triển khai dự án dược liệu quý: Tổng diện tích triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý tối thiểu là 210 ha, bao gồm các khu vực: các vùng nuôi trồng dược liệu quý, khu vực nhà xưởng, cơ sở bảo quản, cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước trong hàng rào dự án. Ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có 30 ha ứng dụng công nghệ cao…
Về đối tượng cây dược liệu quý, việc lựa chọn cây dược liệu để triển khai thực hiện dự án dược liệu quý đáp ứng yêu cầu sau: Thuộc danh mục dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao tại Quyết định số 3657/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030; Phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tại địa phương, cho năng suất, chất lượng cao; Ưu tiên bảo tồn phát triển cây dược liệu tại địa phương, thuộc danh mục cây dược liệu quý, hiếm, đặc hữu theo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chính sách tín dụng ưu đãi cho dự án dược liệu quý được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 26 đến Điều 31 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Phương án vay vốn, hồ sơ vay vốn, quy trình thủ tục vay vốn tín dụng ưu đãi đối với từng dự án và cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia vào dự án thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội và các quy định về tín dụng khác.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Học sinh Hải Phòng rộn ràng, hân hoan trong ngày khai giảng