K=K có nghĩa là khi một người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) một cách đầy đủ và liên tục, lượng virus trong máu sẽ giảm xuống mức không thể phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường. Khi đó, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền virus cho bạn tình qua đường tình dục, ngay cả khi không sử dụng bao cao su K=K là một công cụ hiệu quả để ngăn chặn sự lây truyền HIV trong cộng đồng.
Khi đạt được trạng thái K=K, người nhiễm HIV có thể sống một cuộc sống lành mạnh và bình thường như những người khác giảm gánh nặng cho hệ thống y tế: Việc giảm số lượng người nhiễm HIV sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế.
Để đạt được trạng thái K=K, 3 thời điểm tư vấn cho người nhiễm HIV là rất quan trọng. Theo Ths.Bs Nguyễn Hải Sơn Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS trong các quy định hiện nay chúng ta đều có hướng dẫn về khi làm xét nghiệm HIV và một trong những câu nói quen thuộc và ai cũng phải thuộc đó là tư vấn trước, trong và sau xét nghiệm.
Thời điểm thứ nhất, nếu ai có nguy cơ mà lây nhiễm HIV thì nên xét nghiệm sớm và điều trị sớm. Bởi vì điều trị sớm thì mang lại hiệu quả để giảm nhanh được tải lượng virus HIV trong máu rất. Đây cũng chính là chủ đề tuyên truyền để mọi khách hàng hướng đến và phải phải làm sao họ biết được tình trạng HIV của mình càng sớm càng tốt.
Thời điểm thứ 2 là thời điểm khi người nhiễm HIV vào điều trị, khi điều trị mà người bị nhiễm HIV đạt được ngưỡng K= K thì nguy cơ làm lây truyền HIV cho vợ hoặc chồng là không có.
Thời điểm thứ 3 để tư vấn K=K là khi có kết quả tải lượng HIV, những người đạt được tải lượng virus không phát hiện cần tiếp tục tuân thủ điều trị ARV và xét nghiệm định kỳ. Duy trì uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định sẽ giữ cho tải lượng virus HIV dưới ngưỡng phát hiện. Người nhiễm HIV nên thực hiện xét nghiệm tải lượng virus mỗi năm để đảm bảo rằng tải lượng virus trong cơ thể luôn duy trì dưới ngưỡng phát hiện.
Chia sẻ về tầm quan trọng của nhân viên y tế trong việc tư vấn với bệnh nhân HIV, Ths. Bs Võ Hải Sơn cho hay, những người đã không may bị HIV họ mong muốn mình sống khỏe mạnh và an toàn về yếu tố này thì nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ thông điệp K=K với tất cả khách hàng của mình.
Sự chia sẻ này sẽ giúp giảm kỳ thị liên quan đến việc sống chung với HIV. Giảm rào cản đối với xét nghiệm và điều trị HIV. Tăng cường sự quan tâm đến việc bắt đầu điều trị ARV đặc biệt là cải thiện sự tuân thủ điều trị ARV.
Cũng theo Ths.Bs Võ Hải Sơn thời gian vừa qua thì Cục Phòng chống HIV/AIDS cũng đã phối hợp với các đối tác quốc tế, các chuyên gia tổ chức phổ biến và chia sẻ tập huấn các kỹ năng về thông điệp K=K trên phạm vi toàn quốc theo các hình thức khác nhau. Trong đó, chủ yếu là mời các nhân viên y tế đến tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tư vấn thông điệp K=K. Thông qua đây, nhân viên y tế có kiến thức và hiểu biết hơn về K=K.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc đạt được và duy trì trạng thái K=K vẫn còn một số thách thức, trong đó có việc tiếp cận điều trị. Bởi, không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV. Cùng với đó là kiến thức, nhiều người vẫn còn thiếu hiểu biết về HIV và tầm quan trọng của việc điều trị. Ngoài ra, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn khá nặng nề.
Do đó, để giải quyết những thách thức này, trước mắt chúng ta cần tăng cường tuyên truyền: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về HIV và tầm quan trọng của việc xét nghiệm cũng như điều trị HIV. Tiếp đến là mở rộng tiếp cận dịch vụ. Đảm bảo mọi người, bất kể hoàn cảnh kinh tế xã hội nào, đều có cơ hội tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV. Tạo ra một cộng đồng hỗ trợ cho người nhiễm HIV, giúp họ vượt qua những khó khăn và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.
K=K là một mục tiêu quan trọng trong cuộc chiến chống HIV. Bằng việc tuân thủ điều trị, người nhiễm HIV có thể sống một cuộc sống lành mạnh và ngăn chặn sự lây lan của virus. Chúng ta cần chung tay để tạo ra một xã hội không còn HIV.