Tầm quan trọng này được thể hiện rõ qua các con số ấn tượng với nhiều chức năng khác nhau.
70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột
Nói đến mối liên kết giữa hệ tiêu hóa với các cơ quan khác của cơ thể, không thể không nhắc đến hệ miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh hỗ trợ hệ miễn dịch mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể trước các tấn công từ tác nhân gây bệnh trong thức ăn. Ngược lại, hệ miễn dịch muốn vận hành trơn tru, sẵn sàng được kích hoạt một cách hiệu quả khi có tác nhân có hại xâm nhập phải cần đến hệ tiêu hóa khỏe. Tại hệ tiêu hóa, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu và chuyển hóa để sản xuất các yếu tố tạo nên các thành phần (kháng thể, tế bào) của hệ miễn dịch.
Tiêu hóa 144 tấn thức ăn trong khoảng 70 năm
Tại họp báo Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5 với chủ đề "Khỏe tiêu hóa - Khỏe hơn mỗi ngày", GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chia sẻ con số ấn tượng để thấy tầm quan trọng của hệ tiêu hóa, đó là con người sinh ra có trọng lượng khoảng 3kg, khi trưởng thành cân nặng sẽ khoảng 50kg, 47kg còn lại được lấy từ thức ăn. Trung bình mỗi người (nếu sống khoảng 70 năm) tiêu thụ khoảng 144 tấn thức ăn thức ăn (không kể nước uống) thông qua đường tiêu hóa, biến thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
90% serotonin sản xuất ở hệ tiêu hóa
Serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh, hay chất truyền tin hóa học gửi thông điệp giữa các tế bào - phục vụ nhiều chức năng trong cơ thể con người, bao gồm cả đóng một vai trò trong cảm xúc và hạnh phúc. Ước tính khoảng 90% serotonin của cơ thể được sản xuất trong ruột.
Trong não, serotonin cho phép các tế bào của hệ thần kinh giao tiếp với nhau và khi sản xuất quá ít serotonin, một người có thể bị lo lắng, trầm cảm và các rối loạn cảm xúc và hành vi khác. Trong số hàng triệu tế bào não, hầu hết đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi serotonin. Ngoài ra, serotonin còn có vai trò quan trọng của hệ trục não – ruột, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh vật…
Khoảng 100 nghìn tỉ vi khuẩn tại đường ruột
Đường tiêu hóa của con người chứa một hệ vi sinh phức tạp. Vi sinh vật hệ tiêu hóa khác nhau ở mỗi người do ảnh hưởng của yếu tố di truyền và môi trường. Các nhà khoa học ước tính rằng, có 100 nghìn tỷ vi khuẩn sống trong cơ thể con người, phần lớn trong số chúng ở trong ruột của chúng ta.
Ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột có khoảng trên 500 loài khác nhau, bao gồm vi sinh vật có lợi và vi sinh vật gây bệnh. Khi bị mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột có thể dẫn đến loạn khuẩn đường ruột.
Chuyển hóa hơn 60% các dưỡng chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp
Đáng nói, trong 60 dưỡng chất chúng ta cần mỗi ngày thì có đến 40 chất cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải lấy từ thức ăn để nuôi sống, tái tạo, thay đổi cấu trúc tế bào. Nhờ hệ vi sinh đường ruột, các chất này được tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa trơn tru.
Sử dụng 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày giúp cái thiện tiêu hóa, tăng cường đề kháng
Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu đầy đủ dưỡng chất giúp sản xuất đều đặn các kháng thể cho hệ miễn dịch, chuyên gia khuyến nghị ngoài việc ăn đủ dinh dưỡng còn phải chú ý bổ sung 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày để duy trì hệ vi sinh đường ruột.
Nhờ được lên men từ hàng triệu men vi sinh, điển hình là chủng men Lactobacillus Bulgaricus (mỗi hộp sữa chua Vinamilk được lên men từ 12 triệu men này), sữa chua khi vào đến đại tràng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, từ đó tăng cường miễn dịch, phòng bệnh từ sớm.