Hà Nội yêu cầu không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài

02-04-2022 17:30 | Xã hội
google news

SKĐS - Ông Chử Xuân Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh: "Căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài".

Hà Nội: Lo học sinh trầm cảm, phụ huynh mong con sớm được đến trườngHà Nội: Lo học sinh trầm cảm, phụ huynh mong con sớm được đến trường

Sau vụ việc kinh hoàng khi một nam sinh ở quận Hà Đông nhảy lầu tự tử rạng sáng 1/4, niềm mong mỏi cho trẻ được đến trường của phụ huynh Thủ đô càng lớn hơn.

Có lúc gây bức xúc cho người dân

Mới đây, ông Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký ban hành kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Kế hoạch được ban hành với mục đích đảm bảo vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, cải tiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhanh chóng đưa thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca tử vong do COVID-19 và các nguyên nhân khác.

UBND TP. Hà Nội cũng nêu rõ các nội dung, lĩnh vực, địa bàn cần khắc phục gồm: Sự bị động, lúng túng, lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch; Thiếu nhất quán trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; Năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt y tế cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập; Việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ảnh hưởng nhiều tới đời sống nhân dân, có lúc gây bức xúc cho người dân….

Hà Nội yêu cầu không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài - Ảnh 2.

Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên diện rộng ở Hà Nội năm 2021.

Kế hoạch cũng nêu rõ một số biện pháp thực hiện như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong phòng, chống dịch COVID-19; Nâng cao năng lực của hệ thống y tế… Mặc dù ngành y tế trong thời gian qua đã hết sức quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, tuy nhiên cũng bộc lộ ra rất nhiều hạn chế của ngành, nếu không được giải quyết sớm có thể gây ra tình trạng quá tải, đổ vỡ khi gặp phải tình trạng tương tự hoặc nguy hiểm hơn.

Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng công tác dự báo, xây dựng kế hoạch và nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng được chú trọng. Các công tác tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh; Bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người tham gia công tác phòng, chống dịch cũng được UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Kế hoạch nêu lên nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo an sinh xã hội như: Xây dựng kịch bản, phương án đảm bảo an sinh xã hội đối với người dân trên từng địa bàn phù hợp với tình hình thực hiện phòng, chống dịch; Cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu cho người dân tại các cơ sở, địa bàn cách ly y tế, giãn cách xã hội; Cung cấp các túi an sinh xã hội cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương…

Đánh giá rõ tác động tiêu cực khi học trực tuyến

Bên cạnh đó, Kế hoạch nhấn mạnh đảm bảo vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trong đó, UBND thành phố yêu cầu, các tổ chức, cơ quan, đơn vị… xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh phù hợp với các cấp độ dịch tại địa phương.

Hà Nội yêu cầu không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài - Ảnh 3.

Ông Chử Xuân Dũng chỉ đạo, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài.

Tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt đối với trẻ nhỏ để có giải pháp kịp thời.

Về tổ chức thực hiện, UBND TP. Hà Nội giao Sở Y tế là cơ quan thường trực, theo dõi công tác y tế trên địa bàn chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND chỉ đạo xây dựng, định hướng phát triển của ngành y tế triển khai các văn bản hành chính về chống dịch; Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực của hệ thống y tế.

Sở LĐTB&XH chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ lực lượng tham gia và các đối tượng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ trẻ em, người lao động, người sử dụng lao động…

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Y tế rà soát hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục đào tạo; Tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo thực hiện năm học 2021-2022 an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch COVID-19 tại từng địa phương; xây dựng kịch bản phù hợp với tình hình khi học sinh quay trở lại trường; Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm chủng cho học sinh trong độ tuổi...

Cập nhật ca mắc COVID-19 hôm nay ở Hà Nội, tình hình dịch mới nhấtCập nhật ca mắc COVID-19 hôm nay ở Hà Nội, tình hình dịch mới nhất

SKĐS - Cập nhật mới nhất, liên tục về số ca mắc COVID-19 ở địa bàn thành phố Hà Nội, tình hình tiêm vaccine COVID-19, chi tiết các ca mắc tại 30 quận, huyện, thị xã.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hỏa hoạn ở Phú Đô: Xót xa tin nhắn cuối của nạn nhân, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc | SKĐS


Lê Bảo
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn