Giảm số mắc, ca nặng và tử vong là mục tiêu kiểm soát COVID-19 khi chuyển sang nhóm B

14-11-2023 06:17 |
google news

SKĐS - Mục tiêu cụ thể của "Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025" do Bộ Y tế xây dựng là giảm số mắc COVID-19, nhất là ở nhóm nguy cơ cao và dễ bị tổn thương; Giảm ca nặng và tử vong do COVID-19; Đảm bảo việc quản lý bệnh COVID-19 bền vững cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.

Sau gần 4 năm phòng chống dịch COVID-19, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đã từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát hiệu quả, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội.

Dịch COVID-19 hiện đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, số mắc, tử vong giảm sâu. Số mắc trung bình tháng giảm 82 lần so với năm 2022, tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,11% năm 2022 và hiện còn 0,02%.

Giảm số mắc, ca nặng và tử vong là mục tiêu kiểm soát COVID-19 khi chuyển sang nhóm B- Ảnh 1.

Thực hiện các biện pháp phòng nhiễm khuẩn tại bệnh viện, chặn đứng nguy cơ lây truyền COVID-19 tại các cơ sở y tế.

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc chuyển phân loại COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhómA sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19/10/2023 điều chỉnh phân loại COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B; có hiệu lực thi hành từ 20/10/2023.

Cùng ngày 19/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg quyết định sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm; có hiệu lực thi hành từ 20/10/2023.

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa... tạo thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát. Quán triệt quan điểm thực hiện hiệu quả việc phòng bệnh từ sớm, từ xa, để hạn chế dịch bệnh bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại với các biến chủng nguy hiểm hoặc với các đại dịch, các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh, Bộ Y tế xây dựng "Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025".

Giảm số mắc, ca nặng và tử vong là mục tiêu kiểm soát COVID-19 khi chuyển sang nhóm B- Ảnh 2.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho những đối tượng nguy cơ cao để giảm số mắc ở nhóm nguy cơ cao, dễ bị tổn thương.

Với mục tiêu chung kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch COVID-19 để bảo vệ tối đa sức khỏe của người dân góp phần phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể là giảm số mắc COVID-19, nhất là ở nhóm nguy cơ cao và dễ bị tổn thương; Giảm ca nặng và tử vong do COVID-19; Đảm bảo việc quản lý bệnh COVID-19 bền vững cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.

Để thực hiện được những mục tiêu nói trên tại Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025 của Bộ Y tế, đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về các nội dung như Công tác chỉ đạo, điều hành; Công tác chuyên môn; Công tác truyền thông; Tập huấn; Công nghệ thông tin; Hợp tác quốc tế; Nghiên cứu khoa học; Công tác hậu cần và Phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng.

Việc tổ chức thực hiện "Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025" cũng cần sự vào cuộc của cả hệ thống bao gồm các Cục/Vụ/Viện/Trung tâm thuộc Bộ Y tế, các viện thuộc hệ thống y tế dự phòng, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế… Ngoài ra việc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Y tế cần sự phối hợp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan….

Với sự phối hợp đồng bộ từ trên xuống và sự chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra của COVID-19 hay bất kỳ một loại dịch bệnh mới nào thì chúng ta sẽ thành công trong chủ động phòng ngừa dịch bệnh, không để dịch bùng phát trở lại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân.

COVID-19 sang nhóm B, làm gì để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?COVID-19 sang nhóm B, làm gì để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

SKĐS - COVID-19 chuyển từ nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Theo Hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới nhất, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đảm bảo những điều kiện gì?


Hải Yến
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn