Đến thăm ngôi chùa thờ thai nhi duy nhất ở Hà Nội

01-03-2024 07:00 | Xã hội
google news

SKĐS - Chùa Phổ Linh được biết đến là một địa điểm nổi tiếng linh thiêng, ngôi chùa duy nhất tại Hà Nội có hẳn một "động thờ thai nhi" - mái nhà chung của vô số thai nhi yểu mệnh.

Toạ lạc trên con phố Đặng Thai Mai (Quận Tây Hồ), bên cạnh hồ sen rộng lớn, chùa Phổ Linh là ngôi chùa duy nhất ở Hà Nội (tính đến thời điểm này) có hẳn một "động thờ thai nhi" - nơi những người vì trót vứt bỏ mạng sống của các thai nhi đến để gửi gắm, cầu nguyện, tưởng nhớ con mình.

Thăm ngôi chùa thờ thai nhi – nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của những em bé không may- Ảnh 1.

Khuôn viên cổ kính, yên bình của chùa Phổ Linh.

Thăm ngôi chùa thờ thai nhi – nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của những em bé không may- Ảnh 2.

Không gian tĩnh lặng pha chút trầm mặc trong khuôn viên chùa.

Thoạt nhìn, chùa Phổ Linh không khác những ngôi chùa khác là bao. Chỉ khi ghé thăm khuôn viên cổ kính sâu bên trong chùa, nơi có "động thờ thai nhi" nép mình dưới tán cây cổ thụ với hàng ngàn bài vị của các thai nhi yểu mệnh đang yên nghỉ tại đây, mới thấy được một ngôi chùa khác lạ, nhói lòng đến thế.

Thăm ngôi chùa thờ thai nhi – nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của những em bé không may- Ảnh 3.

Thuỷ đình toạ lạc giữa hồ - nơi thờ tự Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay và cũng là nơi thờ tự bài vị của hàng ngàn thai nhi yểu mệnh.

Thăm ngôi chùa thờ thai nhi – nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của những em bé không may- Ảnh 4.

Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay và bài vị của những thai nhi yểu mệnh yên nghỉ tại đây.

Theo văn bia ghi chép lại, vào thời vua Lê Kính Tông, niên hiệu Hoàng Định 18 (1618) chùa Phổ Linh được Thiền sư Minh Tạng và tiểu đệ Đức Quang cùng dân làng vùng Nghi Tàm - Quảng Bá (Quận Tây Hồ), đặc biệt có sự trợ quyên của Hoàng tộc Lê Phi Tự, Quận chúa Trịnh Ngọc Liên … trùng tu trong hơn hai năm mới xong.

Từ đó đến nay, chùa đã trải qua nhiều đời sư trụ trì. Theo lời kể lại, dưới thời tổ Thích Đàm Thanh trụ trì, khuôn viên gian thờ thai nhi đã được xây thêm một động tiên nhằm trang trí cho gian thờ thêm sinh động, bớt phần lạnh lẽo, u ám,... và "động thờ thai nhi" đã hình thành.

Thăm ngôi chùa thờ thai nhi – nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của những em bé không may- Ảnh 5.

"Động thờ thai nhi" - nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của các thai nhi yểu mệnh nay được nhà chùa trang hoàng sinh động, ấm cúng, phần nào an ủi các số phận bé nhỏ kém may mắn.

Thăm ngôi chùa thờ thai nhi – nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của những em bé không may- Ảnh 6.
Thăm ngôi chùa thờ thai nhi – nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của những em bé không may- Ảnh 7.

Những mâm lễ nhiều màu sắc, gồm nhiều món đồ trẻ em ưa thích như: bánh kẹo, hoa quả, đồ chơi,... gửi gắm cùng tâm tình, sự hổi lỗi, nguyện cầu của những ông bố, bà mẹ vô tình hoặc hữu ý mất đi con mình, cầu mong cho những vong hồn thai nhi kém may mắn sớm được siêu thoát,...

Hàng năm, nhà chùa đều tổ chức rất nhiều đàn lễ cầu siêu cho các thai nhi yểu mệnh với mong muốn các bé có cơ hội được nghe kinh Phật để sớm siêu thoát. Đồng thời, các ông bố hay bà mẹ từng vì lý do gì đó mà buộc phải bỏ thai nay có cơ hội tưởng nhớ và cầu nguyện cho con mình. Nơi đây cũng được coi như một ngôi nhà chung - nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của những thai nhi yểu mệnh, những em bé không may phải từ giã cõi đời từ khi chưa lọt lòng. Đứng về góc độ xã hội thì đây cũng được xem như một lời "cảnh tỉnh" lương tâm những ông bố bà mẹ trẻ để không tái diễn lỗi lầm này.

Thăm ngôi chùa thờ thai nhi – nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của những em bé không may- Ảnh 8.

Nhiều người đem lời cầu nguyện cho gia đình hoà thuận, bố mẹ sống lâu trăm tuổi, con cháu hiếu thảo,... treo trên cây ước nguyện tại sân chùa.

Thăm ngôi chùa thờ thai nhi – nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của những em bé không may- Ảnh 9.

Những bức tranh tái hiện hình phạt tại địa ngục là lời răn đe, cảnh tỉnh cho mọi người nên hành thiện, tránh ác, hướng tới những điều tốt đẹp và tích cực trong cuộc sống.

Đi lễ đầu năm ở chùa nào miền Bắc linh thiêng nhất?

SKĐS - Đi lễ chùa đầu năm để xin lộc và cuối năm đi chùa tạ lễ đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân xứ Việt. Đây là việc làm mang hơi hướng tâm linh, thể hiện mong cầu của người dân về 1 cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như tỏ rõ lòng biết ơn về những gì mình nhận được trong đời.

Xem thêm video đang được quan tâm:

VIDEO - Chuyên gia gợi ý cách đi lễ chùa đầu năm Giáp Thìn để gặp nhiều may mắn thuận lợi.


 


Linh Chi Vũ
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn