Chăm lo toàn diện cho người có công, gia đình người có công với cách mạng

24-04-2024 18:38 | Xã hội
google news

SKĐS - Ngày 24/4, tỉnh Nghệ An tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).


Tham dự chương trình có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà – Phó Tư Lệnh Quân khu 4. Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương và 150 cựu chiến binh, TNXP, dân công hỏa tuyến, đại diện cho những người con quê hương Nghệ An đã cống hiến sức lực, máu thịt của mình để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chăm lo toàn diện cho người có công, gia đình người có công với cách mạng- Ảnh 1.

Các cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ chia sẻ những câu chuyện xúc động.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An khẳng định cho biết, chương trình gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Đồng thời tôn vinh, tri ân sâu sắc tới các thế hệ người Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng đã hy sinh xương máu và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Chăm lo toàn diện cho người có công, gia đình người có công với cách mạng- Ảnh 2.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu yêu cầu các cơ quan, ban ngành đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.

"Chúng ta không bao giờ quên những tấm gương anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng, mưu trí, sáng tạo, làm rạng danh truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta như: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và các anh hùng, liệt sĩ là những người con ưu tú của quê hương Nghệ An như: Trần Can, Đặng Đình Hồ, Phan Tư cùng hàng vạn anh hùng, liệt sĩ khác đã hiến dâng trọn đời mình cho sự trường tồn của Tổ quốc, cho hạnh phúc của Nhân dân" - Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu xúc động nói.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An cũng đề nghị các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Bảo đảm 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng được chăm lo toàn diện cả vật chất và tinh thần.

Chăm lo toàn diện cho người có công, gia đình người có công với cách mạng- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An trao quà tri ân các chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Đ.Anh

Đồng thời, mong muốn người có công và gia đình người có công tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của gia đình, dòng họ mãi là tấm gương con cháu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Người có công và gia đình người có công trở thành cán bộ tốt, công dân gương mẫu, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhân dịp này, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã trao quà tặng cho 150 đại biểu là chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ có mặt tại chương trình.

70 năm về trước, Nghệ An là hậu phương vững chắc của chiến trường Điện Biên. Từ tháng 2/1954, thực hiện lệnh tổng động viên phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, có 5.438 thanh niên Nghệ An hăng hái tham gia nhập ngũ.

Chỉ trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán 1954 có 32.000 dân công tỉnh Nghệ An, trong đó có 2.000 dân công xe đạp thồ cùng hàng ngàn tân binh, TNXP, công nhân kỹ thuật quân giới đã nô nức lên đường ra tiền tuyến.

Huyền thoại về con đường kéo pháo trong Chiến dịch Điện Biên PhủHuyền thoại về con đường kéo pháo trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

SKĐS - Hơn 70 năm về trước, đèo Pha Đin (tỉnh Điện Biên) nằm trong tuyến huyết mạch tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho Chiến dịch Điện Biên Phủ của bộ binh, pháo binh Việt Nam.



Vũ Đồng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn