1. Đông y có chữa được ung thư dạ dày không?
Ung thư dạ dày xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào trong dạ dày. Sự thay đổi/ phát triển bất thường xuất phát từ vài tế bào và có thể dần dần tiến triển tạo nên tổn thương ung thư dạng chồi sùi hay dạng loét. Vì vậy Đông y không chữa khỏi ung thư dạ dày, tuy nhiên Đông y có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị giúp người bệnh phục hồi sức khỏe tốt.
2. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Có nhiều phương pháp điều trị tùy theo từng giai đoạn của ung thư dạ dày, tùy theo vị trí của tổn thương cũng như tùy theo tổng trạng của bệnh nhân. Ba phương pháp điều trị chính bao gồm: phẫu thuật, xạ trị và hoá trị.
Phẫu thuật là phương pháp quan trọng nhất trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu (khi tổn thương chỉ khu trú trong phạm vi dạ dày). Phương pháp phẫu thuật thường áp dụng nhất là cắt bỏ dạ dày
Có hai loại phẫu thuật cắt bỏ dạ dày: Cắt bỏ một phần dạ dày. Phần dạ dày còn lại sẽ được khâu nối lại với ruột non. Cắt bỏ toàn phần dạ dày. Ruột non sẽ được khâu nối trực tiếp với thực quản.
Trong trường hợp khối u quá lớn, không thể cắt bỏ được, có thể thực hiện phẫu thuật nối thông dạ dày với hỗng tràng. Giải pháp này chỉ nhằm giúp giảm bớt các triệu chứng nhưng không điều trị bệnh lý ung thư.
Hoá trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư cũng như làm giảm kích cỡ của khối u. Bác sĩ có thể cho hoá trị đơn thuần hay kết hợp hoá trị với xạ trị trước hoặc sau khi phẫu thuật. Đây cũng là phương pháp điều trị được lựa chọn dành cho những bệnh nhân không phù hợp với phẫu thuật.
Thuốc dùng trong hoá trị sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch. Ngày nay, vài loại thuốc dùng để hoá trị có thể được sử dụng qua đường uống. Khi thuốc được truyền vào máu, thuốc sẽ phát huy tác dụng lên toàn bộ cơ thể. Hoá trị thường đòi hỏi nhiều đợt điều trị. Thông thường bác sĩ sẽ kết hợp nhiều loại thuốc trong quá trình hoá trị.
Xạ trị là việc sử dụng tia X-quang năng lượng cao hay các loại tia bức xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư hay giúp ngăn chặn các tế bào ung thư phát triề̉n. Bệnh nhân không cần phải nằm viện. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh lý mà bác sĩ điều trị sẽ áp dụng phương pháp xạ trị phù hợp.
Xạ trị kết hợp với hoá trị thường được ứng dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại mà bác sĩ không thể lấy ra hết trong quá trình phẫu thuật. Xạ trị cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng trong trường hợp bệnh lý ung thư tiến triển.
3. Ung thư dạ dày có chữa khỏi được không?
Ung thư dạ dày ngày càng phổ biến và trẻ hóa, việc điều trị lại tốn kém và khó khăn. Đặc biệt, nếu phát hiện muộn khi các tế bào ung thư đã di căn thì vô phương cứu chữa. Việc phát hiện sớm các yếu tố làm tăng nguy cơ hoặc dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu sẽ giúp việc điều trị khả quan và hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu được phát hiện sớm từ giai đoạn khởi phát thì cơ hội được chữa khỏi bệnh tới 90%.
4. Cách chăm sóc bệnh tại nhà
Thời gian đầu sau phẫu thuật, tại nhà bệnh nhân cần chọn các thực phẩm như: tinh bột phức (ngũ cốc xay sát rối, khoai củ); thịt nạc và cá nạc; rau mềm; các loại sữa gầy hoặc sữa thuỷ phân tốt, sữa chua (ít béo); dầu thực vật (dầu oliu)…
Khi cơ thể đã thích nghi với việc cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần dạ dày, thực phẩm và chế biến sẽ đa dạng hơn, ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. Đặc biệt chú ý đến nhóm thực phẩm giàu sắt và vitamin B12.
Lựa chọn thực phẩm có hàm lượng calo cao, giàu chất dinh dưỡng và ít đường. Uống nhiều nước có thể thay nước lọc bằng sữa, nước ép trái cây… để tăng lượng calo nạp vào cơ thể. Tránh rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, hạn chế cà phê, trà.
Không ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều chất xơ sợi như măng, cồi rau cải…, để tránh gây cảm giác no lâu, khó tiêu và táo bón.
Thay vì ăn ba bữa mỗi ngày, hãy chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn theo khung giờ cố định (6h30 – 9h – 11h30 – 15h – 18h – 20h).
Nhai kĩ thức ăn, ăn thật chậm từng miếng nhỏ một, ngồi nghiêng 60-75 độ ngửa về phía sau, tránh nằm ngửa hoặc ngồi lưng thẳng đứng. Giữ nguyên tư thế đó sau ăn 15-30 phút.
5. Những lưu ý quan trọng với bệnh ung thư dạ dày
Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày là: Người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột từng mắc ung thư dạ dày.
Những người có viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm teo thân vị hoặc toàn bộ niêm mạc đều có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Hay những người bị viêm dạ dày mạn tính có nhiều dị sản ruột có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày cao hơn.
Những người bị hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình, những polyp này rất dễ trở thành ác tính.
Người có tiền sử nhiễm HP dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy có từ 35 – 90% bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày có liên quan tới nhiễm khuẩn HP.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Chi phí tầm soát ung thư dạ dày phụ thuộc vào các thăm khám được chỉ định, khác nhau giữa các cơ sở y tế. Ví dụ như nội soi dạ dày là phương pháp được áp dụng nhiều nhất để phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý dạ dày. Tuỳ nội soi thường, nội soi gây mê hay nội soi công nghệ cao NBI mà chi phí sẽ có sự chênh lệch nhất định. Chi phí nội soi dạ dày dao động từ 1.000.000Đ – 3.000.000 đồng.
Chụp CT dạ dày giúp đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh. Chi phí chụp CT khoảng 1.200.000Đ – 1.700.000 đồng.
Tương tự, chi phí điều trị ung thư dạ dày mỗi bệnh viện là khác nhau. Mức phí dao động trong khoảng 6 – 100 triệu đồng, thậm chí gấp nhiều lần. Trong đó, chi phí phẫu thuật khoảng từ 1 – 40 triệu đồng, hóa trị khoảng 4 – 15 triệu đồng /đợt, xạ trị khoảng 1 – 30 triệu đồng/đợt,… chưa kể các chi phí khác như: nằm viện, các thuốc sử dụng khác…