1. Đông y có chữa được tinh trùng yếu không?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tinh trùng yếu ở nam giới, bao gồm: yếu tố di truyền, yếu tố sức khỏe… vì vậy Đông y không chữa khỏi tinh trùng yếu nhưng có nhiều phương thuốc hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng này. Điều đáng lưu ý, Đông y là phương pháp chữa bệnh mang tính lâu dài, chủ yếu nâng cao sức khỏe về mặt tổng thể để đẩy lùi bệnh.
2. Các phương pháp điều trị tinh trùng yếu
Để điều trị tinh trùng yếu có nhiều cách, khi xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này bác sĩ sẽ có những cách điều trị phù hợp.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh, nam giới cần nhanh chóng thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh hơn… Nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý toàn thân hoặc bệnh lý liên quan tới sức khỏe sinh sản, người bệnh có thể được đề xuất áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp như:
- Thuốc kháng sinh: Dùng để điều trị những bệnh viêm nhiễm.
- Liệu pháp hormone và thuốc nội tiết: Khi bị mất cân bằng nội tiết tố.
- Phẫu thuật: Khi nguyên nhân là do giãn tĩnh mạch thừng tinh hay tắc ống dẫn tinh.
Ngoài ra, các phương pháp Đông y cũng hỗ trợ rất tốt trong chữa bệnh tinh trùng yếu, đem lại hiệu quả cao. Theo Đông y, tinh trùng yếu là bệnh lý xuất hiện do nhiều nguyên nhân như thận hư, thấp nhiệt, hàn khí xâm nhập, can, tỳ bị tác động tiêu cực gây bệnh.
Do đó, muốn điều trị dứt điểm, người bệnh phải được bắt mạch kê đơn dùng "đúng thuốc đúng bệnh". Đồng thời người bệnh phải kiên trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mới cải thiện hoàn toàn triệu chứng.
3. Tinh trùng yếu có chữa được không?
Bệnh tinh trùng yếu hoàn toàn có thể cải thiện và chữa trị dứt điểm nếu chủ động tiếp nhận điều trị sớm. Tinh trùng yếu là một trong những nguyên nhân chính làm giảm khả năng sinh sản nam. Chính vì thế, phái mạnh cần hiểu về nguyên nhân gây tinh trùng yếu cũng như dấu hiệu của tinh trùng yếu để phòng tránh và điều trị càng sớm càng tốt.
4. Cách chăm sóc bệnh tinh trùng yếu tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như: tập thể dục thường xuyên, đi ngủ sớm, điều chỉnh lại chế độ học tập và làm việc sao cho hợp lý, tránh làm việc quá mức…
Ăn uống đủ chất, thường xuyên bổ sung những thực phẩm có lợi cho tinh trùng vào bữa ăn hàng ngày. Trong đó ưu tiên tăng cường nhóm thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt lợn... hoặc thịt trắng như thịt gà, thịt chim… đều rất tốt cho sức khỏe sinh lý nam giới.
Tăng cường ăn nhóm hải sản tốt cho sinh lý như hàu, sò huyết, ốc, tôm… Bổ sung rau củ (bắp cải, súp lơ,…), nhóm quả khô (lạc, vừng,…) và các loại quả chín (đu đủ, dứa…) rất tốt cho quá trình sinh tinh. Bổ sung các loại quả màu đỏ (dưa hấu, cà chua…) giúp gia tăng Lycopene – rất có ích cho tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, cần bổ sung hoa quả chứa nhiều vitamin C (cam quýt) để hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng tinh dịch vón cục. Bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày dưới dạng gia vị hoặc ăn tỏi sống (2 - 3 tép/ngày) sẽ giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
Hạn chế nhóm thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ… vì sẽ ảnh hưởng đến độ đặc dính của tinh trùng và khiến bệnh nặng hơn.
Bỏ thuốc lá, hạn chế uống bia, rượu, các chất kích thích. Tránh dùng nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhanh và chất béo. Bỏ những thói quen không tốt cho tinh trùng như tắm nước quá nóng, đặt máy tính lên đùi khi làm việc, mặc quần quá chật… Lưu ý hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, môi trường bị ô nhiễm.
5. Những lưu ý quan trọng với bệnh tinh trùng yếu
Có nhiều lý do khiến tinh trùng yếu, trong đó có nguy cơ từ những thói quen trong cách sinh hoạt hàng ngày mà nhiều nam giới không để ý đến. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây giảm chất lượng tinh trùng phải kể đến như:
Hút thuốc lá và uống rượu tác hại lên việc sản xuất tinh trùng. Chứa nhiều chất có hại như nicotin, chất chứa vòng thơm benzen làm giảm tính di động của tinh trùng, rượu và thuốc lá còn gây hại cho gen, tăng tinh trùng bị đột biến.
Mặc quần quá chật làm tăng nhiệt độ ở vùng kín, làm tinh hoàn nóng lên, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở những người phải ngồi nhiều, thường xuyên đặt laptop lên đùi, thói quen tắm nước quá nóng và những người làm trong môi trường nóng như thợ hàn, thợ rèn, đầu bếp…
Nhiều chuyên gia cho rằng nhiệt và bức xạ tỏa ra từ điện thoại di động có thể làm giảm khả năng vận động của tinh trùng. Ngoài ra, thói quen cho điện thoại di động vào túi quần hay đeo ở thắt lưng thường xuyên cũng sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng, vì sẽ làm nóng tinh hoàn.
Trọng lượng của cơ thể quá béo khi BMI khoảng từ 24 - 35 hoặc quá gầy khi BMI<18,5 cũng sẽ làm giảm lượng tinh trùng.
Ngoài ra, tiếp xúc với hóa chất độc hại như kim loại nặng, các chất diệt côn trùng, chất bảo quản cũng làm giảm số lượng tinh trùng. Ăn thực phẩm chế biến thường xuyên có thể làm giảm số lượng tinh trùng tới 30%.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Chi phí xét nghiệm tinh trùng yếu thường dao động trong khoảng 200.000 – 500.000 đồng và tùy vào nhiều yếu tố.
Mỗi địa chỉ xét nghiệm tinh dịch đồ sẽ có mức giá khác nhau tùy thuộc vào chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, cánh mày râu nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để đảm bảo kết quả chính xác nhất, không cần thực hiện nhiều lần và không làm tăng chi phí xét nghiệm tinh dịch đồ.
Giá xét nghiệm tinh dịch đồ còn phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm. Mỗi phương pháp có chi phí hóa chất và máy móc rất khác nhau, làm cho mức chi phí xét nghiệm tinh dịch đồ tại các địa chỉ cũng khác nhau.
Giá xét nghiệm tinh dịch đồ phát sinh khi kết quả bất thường, nam giới phải xét nghiệm lại để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác. Khoảng cách giữa 2 lần xét nghiệm ít nhất 2 tuần bởi khi đó chất lượng tinh trùng ổn định và xét cho kết quả chính xác.
Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ của người bình thường có thể cho kết quả bất thường ở những thời điểm khác nhau. Vì vậy, xét nghiệm 1 lần không giúp chẩn đoán chính xác vấn đề. Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm lại 2 hay 3 lần hoặc kết hợp những xét nghiệm khác để có kết luận chính xác.