Cập nhật kỹ thuật mới giúp cấp cứu chống độc, hồi sức tích cực, chống đột quỵ đạt hiệu quả cao

25-11-2022 21:18 | Y tế
google news

SKĐS - Tại Hội thảo khoa học "Cập nhật về thăm dò huyết động đột quỵ não và sốc phản vệ trong hồi sức cấp cứu chống độc", nhiều tham luận, báo cáo đã đưa ra nhiều phương pháp mới, hay trong cứu chống độc, hồi sức tích cực, chống đột quỵ.

Chiều 25/11, BVĐK Đa khoa Nông nghiệp cùng Hội Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã tổ chức Hội thảo khoa học "Cập nhật về thăm dò huyết động đột quỵ não và sốc phản vệ trong hồi sức cấp cứu chống độc".

Hội thảo là một trong những hoạt động chuyên môn thường xuyên giúp các hội viên của Hội Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tiếp nhận, lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm mới, hay từ đó áp dụng vào công tác cứu chữa người bệnh.

Theo Ban tổ chức, người bệnh bị đột quỵ não có thể bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong. Đột quỵ không những là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 mà là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu cho người bệnh, là gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

Theo số liệu của Hội Đột quỵ thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Ở Việt Nam hiện có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm; Tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18%, ở giữ giới là 23%. Vấn đề can thiệp, điều trị phụ thuộc vào thời gian người bệnh có mặt tại bệnh viện sớm hay muộn, và khả năng chuyên môn của cơ sở y tế.

Cập nhật kỹ thuật mới giúp cấp cứu chống độc, hồi sức tích cực, chống đột quỵ đạt hiệu quả cao - Ảnh 1.

PGS.TS Hà Hữu Tùng chia sẻ về công tác cứu chữa người bệnh tại BV.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Hà Hữu Tùng (Giám đốc BVĐK Nông nghiệp) thông tin, được sự giúp đỡ trực tiếp của Trung tâm cấp cứu chống độc, Trung tâm Hồi sức tích cực, Trung tâm Đột quỵ của BV Bạch Mai và BV Đại học Y Hà Nội cũng như các BV Trung ương khác nên BVĐK Nông nghiệp đã trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác cấp cứu hồi sức và chống độc.

Bác sĩ Hà Hữu Tùng cũng nhấn mạnh, hiện Trung tâm Cấp cứu của BV có 60 giường, Trung tâm Hồi sức tích cực có 53 giường, Giảm đau 20 giường cùng các khu vực cấp cứu chấn thương, cấp cứu nhi khoa.

"Chúng tôi hy vọng rằng, tất cả các đồng nghiệp thường xuyên, liên tục cập nhật thông tin mới, đặc biệt là kỹ thuật, công nghệ trong cấp cứu chống độc, hồi sức tích cực, phòng chống đột quỵ để phục vụ người bệnh một cách tốt nhất", Bác sĩ Hà Hữu Tùng kỳ vọng.

Trong khuôn khổ hội thảo, đông đảo hội viên đã lắng nghe các báo cáo, tham luận có chất lượng và được đánh giá cao như: "Giới thiệu các kỹ thuật hiện đại của chuyên ngành Hồi sức cấp cứu – chống độc tại BVĐK Nông nghiệp" – do BSCKII Đặng Hắc Dương trình bày; "Cập nhật các phương pháp thăm dò huyết động trong hồi sức tích cực" do TS. Nguyễn Hữu Quân (Phó GĐ Trung tâm Cấp cứu A9 – BV Bạch Mai) trình bày; "Cập nhật chẩn đoán và xử lý đột quỵ thiếu máu não cấp" do BSCKII Nguyễn Tiến Dũng (Trung tâm Đột quỵ - BV Bạch Mai) trình bày.

Cập nhật kỹ thuật mới giúp cấp cứu chống độc, hồi sức tích cực, chống đột quỵ đạt hiệu quả cao - Ảnh 2.

Các báo cáo, tham luận được trình bày tại Hội thảo được đánh giá có chất lượng cao.

Hội thảo cũng lắng nghe phần trình bày tham luận với chủ đề "Thông tin việc chẩn đoán và xử lý phản vệ" của PGS. TS. Đặng Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội Hồi sức - Cấp cứu - Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Theo bác sĩ Đặng Quốc Tuấn nêu ra những triệu chứng của phản vệ biểu hiện ở da – niêm mạc; hô hấp; tim mạch. Trong đó, các biểu hiện tim mạch gặp ở khoảng 45% bệnh nhân phản vệ, xuất hiện đau ngực, nhịp tim nhanh, chậm, loạn nhịp, hạ huyết áp… và ngừng tim. Theo đó, phản vệ được phân thành 4 mức độ (mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự).

Cập nhật kỹ thuật mới giúp cấp cứu chống độc, hồi sức tích cực, chống đột quỵ đạt hiệu quả cao - Ảnh 3.

Hội thảo thu hút đông đảo hội viên Hội Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tham dự.

Từ đó, bác sĩ đưa ra phương án xử lý cáp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch với mục tiêu: Nâng và duy trì ổn định HA tối đa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥ 70mmHg; Không còn các dấu hiệu về hô hấp (thở rít, khó thở); Không còn dấu hiệu về tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy.

Cuối cùng, bác sĩ Đặng Quốc Tuấn kết luận rằng, với người điều trị phải luôn sẵn sàng bộ dụng cụ chống phản vệ; Nghĩ ngay đến phản vệ khi xuất hiện cấp tính các triệu chứng; Chẩn đoán phản vệ ngay khi có đủ tiêu chuẩn; Adrenalin là thuốc cấp cứu chính và cần được dùng ngay lập tức; Truyền dịch đủ để bảo đảm thể tích tuần hoàn.

Thói quen trời lạnh dễ làm tăng huyết áp và gây đột quỵThói quen trời lạnh dễ làm tăng huyết áp và gây đột quỵ

SKĐS - Có một số thói quen vô tình góp phần làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ mà có thể hạn chế được. Dưới đây là 3 thói quen cần tránh khi thời tiết lạnh để giảm nguy cơ tăng huyết áp và phát sinh đột quỵ.


Mộc Trà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn