Cách để chủ động ứng phó bền vững với thiên tai sạt lở đất

12-10-2024 12:15 | Xã hội
google news

SKĐS - Các địa phương cần chuyển từ tư duy "phòng, chống thiên tai" sang tư duy "phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai", có ý thức về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai trong từng hoạt động, từng dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Bắc Bộ có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; Đồng bằng sông Cửu Long đề phòng ngập lụtBắc Bộ có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; Đồng bằng sông Cửu Long đề phòng ngập lụt

Trong khi các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đang chịu ảnh hưởng bởi mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và khắc phục thiệt hại nặng nề do tác động của bão số 3 và không khí lạnh, thì tại Đồng bằng sông Cửu Long, mực nước sông Cửu Long đang lên và dự báo trong những ngày tới có thể gây ngập ở một số vùng trũng...

Cắt chân sườn dốc là yếu tố chính gây sạt lở

Những năm gần đây, ở Việt Nam, các loại hình thiên tai xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng. Lũ quét và sạt lở đất là một trong những thảm họa thiên nhiên nguy hiểm và khó lường nhất. Chúng thường đi kèm với nhau, làm gia tăng mức độ nguy hại và xảy ra ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du.

Rất nhiều vụ sạt lở đất thảm khốc là lời cảnh báo cho chúng ta về sự nguy hiểm của thiên tai và tầm quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sạt lở đất một cách kịp thời, hiệu quả.

Cách để chủ động ứng phó bền vững với thiên tai sạt lở đất - Ảnh 2.

Các công trình giao thông "chặt chân" sườn dốc là các điểm dễ gây sạt lở nhất.

Chỉ trong 9 tháng năm 2024, thiên tai đã làm hơn 400 người chết và mất tích, trong đó phần lớn người chết và mất tích là do sạt lở đất hoặc lũ cuốn. Sáng 10/9 một trận lũ quét và sạt lở đất kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ thôn làng, nơi có 33 hộ dân với 168 người cư trú. Trận sạt lở đã khiến 52 người chết.

Ngày 13/7, sạt lở bất ngờ trên tuyến đường Quốc lộ 34, tại vị trí Km10+900 thuộc địa phận thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang vùi lấp một chiếc ôtô khách chạy tuyến Hà Giang-Bảo Lâm đang di chuyển, khiến 11 người chết, 4 người bị thương. Chưa đầy 1 tháng sau, trong 2 ngày 4 và 5/8 liên tục xảy ra sạt lở ở Lạng Sơn và Sơn La khiến 3 người tử vong và 2 người bị thương.

PGS.TS Trần Tân Văn, chuyên viên cao cấp về địa chất, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), về nguyên lý, có ba yếu tố tự nhiên chính góp phần làm mất ổn định sườn dốc, gây trượt lở, lũ bùn đá là: Hình thái sườn dốc, tính chất cơ lý của đất đá tạo nên sườn dốc và nước.

Các sườn núi, sườn đồi tự nhiên thường ít xảy ra sạt trượt vì tất cả các quá trình phong hóa, xói mòn, rửa trôi trải qua mưa, nắng, gió hàng ngày, hàng mùa đã xảy ra ít một, ít một, từ từ, dần dần nên sườn dốc trở nên thoải, đạt đến một góc độ tối ưu, cân bằng, ổn định, ít khi trượt, sạt nữa. Nhưng nếu có hoạt động nhân sinh tác động vào, thí dụ làm đường, mở rộng đường, san gạt, tạo mặt bằng để làm nhà, xây đô thị, chặt cây đốt rừng để trồng cây ăn quả, làm mất đi lớp phủ thực vật bảo vệ tự nhiên…, hay thậm chí làm ứ đọng nước trên sườn dốc thì khi đó sườn dốc không còn tự nhiên nữa, rất dễ mất ổn định, nhất là khi mưa lớn kéo dài dễ xảy ra sạt, trượt...

Các hoạt động nhân sinh như làm đường giao thông, hồ chứa, cắt chân sườn dốc lấy mặt bằng xây nhà cửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (chuyển từ rừng tự nhiên sang rừng sản xuất, sang các diện tích trồng cây công nghiệp...) đều làm thay đổi hình thái sườn dốc tự nhiên, tính chất cơ lý của đất đá tạo nên sườn dốc, tính thấm, khả năng thấm của nước vào trong sườn dốc...

Cần có dữ liệu bản đồ sạt lở thống nhất trên toàn quốc

Ông Trương Quang Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Bảo tàng địa chất, Cục Địa chất Việt Nam đánh giá, khi thi công các tuyến đường giao thông cắt qua đồi núi đều làm mất chân sườn dốc tự nhiên, từ đó làm gia tăng khả năng xảy ra sạt lở đất đá. Để an toàn khi thi công, việc trước mắt là phải gia cố chân sườn dốc.

Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy, đơn vị thi công hầu như chỉ tập trung làm đường còn việc gia cố hay khắc phục sạt lở đất ở ven đường chưa được tính toán kỹ. Nguyên nhân khác là độ rung mặt đất khi xe ô tô di chuyển trên đường, đặc biệt là các xe có tải trọng lớn, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định của các lớp đất đá ven đường.

Giải pháp lâu dài, Việt Nam cần chủ động ứng phó thiên tai bằng cách xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, thành lập hệ thống bản đồ các tỷ lệ, từ đó khoanh định được các khu vực có rủi ro cao. Cùng với đó, các Bộ, ngành liên quan cần sớm hoàn thiện hệ thống bản đồ cảnh báo quốc gia - một bản đồ chung và thống nhất cho cả nước, cụ thể chi tiết đến từng thôn, xã để các địa phương có căn cứ xây dựng phương án di dời, sắp xếp dân cư, triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Bản đồ chi tiết này cũng là cơ sở để xây dựng các bản đồ quy hoạch khác liên quan như: Quy hoạch khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện…) theo hướng lâu dài, ổn định. Cùng với đó, các địa phương cần chuyển từ tư duy "phòng, chống thiên tai" sang tư duy "phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai", có ý thức về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai trong từng hoạt động, từng dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Với các địa phương có nguy cơ sạt lở, PGS.TS Trần Tân Văn cho rằng, trước hết, các Bộ, ngành liên quan cần thực hiện điều tra hiện trạng, phân vùng cảnh báo sạt lở đất, lũ bùn đá, lũ quét ở tỷ lệ trung bình 1/50.000, tích hợp kết quả vào trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương này; đồng thời, chủ động tìm trước một số vị trí có thể di dời, sơ tán khi có thiên tai xảy ra.

Việc điều tra hiện trạng, điều chỉnh kết quả phân vùng cảnh báo này sẽ phải cập nhật sau mỗi chu kỳ 3-5 năm. Đối với một số vị trí rất quan trọng như các công trình, dự án trọng điểm, khu dân cư lớn... có thể xem xét lắp đặt một hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm.

Ngoài ra, cần nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở; chú trọng vào công tác chuyển giao kết quả, hướng dẫn sử dụng kết quả xuống từng địa phương, tích hợp kết quả đó trong việc xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các khu vực tập trung dân cư, các công trình trọng điểm, tìm kiếm các khu vực tương đối an toàn để di dời, sơ tán...

Cảnh báo sạt lở đất tại Yên BáiCảnh báo sạt lở đất tại Yên Bái

Từ 19 giờ ngày 30/9 đến chiều 1/10/2024, lượng mưa đo được tại các trạm đo mưa trên địa bàn dao động từ trên 70 - 200 mm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 11/10: Đến phòng trọ người yêu, nam thanh niên “tiện tay” bẻ khóa trộm xe máy của bạn gái |SKĐS


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn