Bộ GD&ĐT bác thông tin "xóa sổ" các chương trình chất lượng cao ở đại học

18-06-2023 10:36 | Thời sự
google news

SKĐS - Theo Bộ GD&ĐT, việc bãi bỏ Thông tư 23 không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại học không còn hay không được triển khai các "chương trình chất lượng cao".

Sẽ kiểm tra an toàn thực phẩm tại các hàng quán xung quanh điểm thi tốt nghiệp THPTSẽ kiểm tra an toàn thực phẩm tại các hàng quán xung quanh điểm thi tốt nghiệp THPT

SKĐS - Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, liên quan đến công tác y tế phục vụ kỳ thi, Bộ Y tế đã có văn bản về đảm bảo công tác y tế phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 gửi tới các sở Y tế tại các tỉnh, thành phố để đảm bảo an toàn cho kỳ thi.

Liên quan đến việc Bộ GD&ĐT ban hành thông tư bãi bỏ các quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học đang gây xôn xao dự luận, mới đây, Bộ GD&ĐT đã có thông tin lý giải về vụ việc.

Bộ GD&ĐT cho biết, ngày 15/6, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT (Thông tư 11) về việc bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 (Thông tư 23) quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. Các khóa đã tuyển sinh trước ngày 1/12/2023 (là ngày Thông tư 11 có hiệu lực) được tiếp tục thực hiện việc tổ chức đào tạo cho đến hết khóa học theo các quy định tại Thông tư 23.

Bộ GD&ĐT khẳng định, việc bãi bỏ Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT là cần thiết và phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học 2018. Cụ thể như sau:
Bộ GD&ĐT bác bỏ việc "xóa sổ" các chương trình chất lượng cao ở đại học - Ảnh 2.

Thí sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh đại học.

Khoản 6 Điều 65 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định: "Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao; có trách nhiệm quản lý, giám sát mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo".

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2018, khái niệm chương trình đào tạo chất lượng cao đã không còn tồn tại, việc phát triển các loại chương trình đào tạo khác nhau thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ GD&ĐT.

Bộ GD&ĐT khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo có các yêu cầu về chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra cao hơn so với chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định. Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm công khai, minh bạch thông tin đối với các chương trình đào tạo do trường cung cấp, cam kết với người học về tuyên bố chất lượng đầu ra của các chương trình đào tạo này, đồng thời thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các bên liên quan cũng như toàn xã hội.

Như vậy, việc bãi bỏ Thông tư 23 không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại học không còn hay không được triển khai các "chương trình chất lượng cao". Điều này cũng không ảnh hưởng tới việc tuyển sinh và đào tạo các chương trình đào tạo khác nhau của các cơ sở giáo dục đại học.

Các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ trong việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, nhưng dù với tên gọi là gì cũng cần đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo, về việc đảm bảo chất lượng từ đầu vào, các điều kiện dạy và học, quá trình đào tạo cho đến đầu ra, cũng như các quy định khác liên quan đến đào tạo.

Việc xây dựng và thực hiện các "chương trình chất lượng cao" (có yêu cầu cao hơn về chuẩn đầu ra, về các điều kiện đảm bảo chất lượng…) thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Về học phí, các cơ sở giáo dục đại học xác định và thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021.

Bộ GĐ&ĐT trả lời về việc IELTS 8.0 không được miễn thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPTBộ GĐ&ĐT trả lời về việc IELTS 8.0 không được miễn thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPT

SKĐS - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) vừa ký công văn liên quan đến việc sử dụng chứng chỉ để miễn bài thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.


Đỗ Vi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn