Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội

20-08-2024 10:34 | Nhịp cầu Nhân ái

SKĐS - Thời gian gần đây, mạng xã hội dậy sóng với một quán phở đặc biệt ngay giữa Thủ đô - phở "treo". Mỗi thực khách đến đây ngoài trả tiền bát phở của mình, có thể trả thêm tiền một hay nhiều bát phở khác để quán tặng lại cho những người thực sự cần.

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 1.

Đó là một cửa hàng bán phở trên phố Bảo Khánh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cửa hàng thu hút sự chú ý của người dân và du khách bởi tấm biển gỗ đề dòng chữ phở "treo" đặt ngay trước quán ăn.

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 2.

Để hiểu rõ hơn về mô hình phở “treo”, chị Phan Lệ (chủ quán phở) làm thêm tấm biển với nội dung (cả tiếng Việt và tiếng Anh): Phở treo - một hình thức từ thiện bằng việc để lại một phần ăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn trong cộng đồng mà vẫn ủng hộ quán ăn địa phương.

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 3.

Khách đến ăn phở vui mừng trước tấm biển phở "treo".

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 4.

Được biết, mỗi ngày chị Lệ dành 30 bát phở miễn phí cho người dân, mỗi khách đến ăn phở có thể trả thêm suất ăn để tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn trong cộng đồng.

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 5.

Khách đến đây ai có nhu cầu tặng suất ăn sẽ bắt đầu từ số 31 trở đi. Những suất ăn là con số được treo lên bảng chưa được dùng sẽ được quán cộng dồn sang ngày hôm sau.

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 6.

''Tôi làm biển phở "treo" này để những người thực sự cần đi qua có thể thấy và thoải mái vào ăn mà không cần hỏi quán xem hôm nay còn phở miễn phí không. Số tiền khách gửi lại cũng tùy tâm, có thể bằng giá một bát phở hoặc hơn nhưng quán cam kết vẫn chuẩn bị những phần ăn đầy đủ, chất lượng', chị Lệ cho hay.

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 7.

Bà Nguyễn Thị Ngoạt (68 tuổi, Thanh Trì) là người dọn vệ sinh tại vườn hoa Hàng Trống. Ngày ngày bà Ngoạt phải đạp xe hơn 10km từ Văn Điển (huyện Thanh Trì) lên phố Nhà Chung để làm việc. Kể về lần đầu tiên đến ăn phở "treo", bà Ngoạt cho biết: "Tôi được các bà làm cùng nói chuyện về một quán ăn trên phố Bảo Khánh có phở miễn phí cho người dân. Lúc đầu đi qua, tôi đắn đo chưa vào vì không hiểu cách thức họ làm, lại băn khoăn không biết người ta có thu tiền hay không. Chỉ khi được chị chủ quán giải thích tận tình về hình thức phở "treo" này, tôi mới yên tâm vào ăn".

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 8.

Sau gần một tháng triển khai, chị Lệ cho biết, quán đã gửi được gần 20 suất phở treo bởi ít người biết. Số lượng khách đến quán cũng tùy ngày, có hôm chỉ một, hai người, đến nay số lượng người đến cũng tăng lên, có cả người Việt và khách nước ngoài.

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 9.

Một em nhỏ sau khi ăn phở, được mẹ cho thêm tiền để gửi thêm 1 bát phở nữa đồng thời tự tay treo con số lên bảng.

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 10.

Nnững người phụ nữ chuyện trò vui vẻ, cùng nhau thưởng thức bát phở.

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 11.

Là người đầu tiên ở Thủ đô làm mô hình phở "treo", chị Lệ mong muốn với cách làm như thế này sẽ còn tiếp tục được mọi người đón nhận và nhân rộng hơn nữa. Hy vọng sẽ có thêm nhiều quán phở "treo", cơm "treo"... để nhiều người có hoàn cảnh khó khăn được ấm bụng trước khi tiếp tục trên con đường mưu sinh.

Ấm lòng những bát phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội- Ảnh 12.

Được biết, chị Phan Lệ từng trải qua quãng thời gian khó khăn, ốm đau nên chị hiểu rằng, mỗi người dân đến dùng suất phở “treo” đều là những lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Ngày 9/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2328/QĐ - BVHTTDL đưa "Phở Hà Nội" của thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian. Phở Hà Nội đáp ứng các tiêu chí, vừa có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương, vừa phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người.

Tuấn Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn