Ám ảnh mặc cảm ngoại hình hay bệnh rối loạn khiếm khuyết cơ thể

14-12-2021 10:00 | Sức khỏe tâm hồn

SKĐS - Bạn có phải là người "sợ xấu"? Chỉ một khiếm khuyết nhỏ của cơ thể như mũi hếch, răng không đều, mặt có mụn…cũng làm bạn bận tâm quá mức và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, mặc dù thực tế không ai để ý đến khiếm khuyết đó của bạn cả?

Rối loạn ám ảnh, cưỡng bức - Một bệnh kỳ lạ!Rối loạn ám ảnh, cưỡng bức - Một bệnh kỳ lạ!

Các rối loạn ám ảnh - cưỡng bức làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của bệnh nhân. Bệnh nhân tiêu tốn rất nhiều thời gian vì ám ảnh và hành vi cưỡng bức. Bệnh nhân thường cô lập về xã hội, kết hôn muộn, nhiều người sống độc thân, đặc biệt là nam giới. Họ có tỷ lệ sinh con rất thấp.

1. Thế nào là rối loạn khiếm khuyết cơ thể?

Mặc cảm ngoại hình là một rối loạn tâm thần biểu hiện bằng việc bạn không thể ngưng được các suy nghĩ về một hoặc vài khiếm khuyết về ngoại hình trên cơ thể của mình, cho dù những khiếm khuyết này là rất nhỏ và người ngoài gần như không để ý. Tuy vậy bạn luôn cảm thấy xấu hổ, bối rối, lo lắng và dẫn tới tránh né các tình huống xã hội.

Khi bạn có mặc cảm ngoại hình, bạn để ý quá mức về ngoại hình của bạn, liên tục soi gương để kiểm tra, trang điểm che đi khiếm khuyết và kiểm tra lại để đảm bảo ít thấy khiếm khuyết nhất, những công việc này chiếm nhiều giờ trong ngày. Những mối bận tâm và hành vi kiểm tra lặp đi lặp lại này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

Bạn cũng thường tìm kiếm những cách để che lấp, sửa chữa khiếm khuyết, sau đó bạn tạm thời yên tâm, nhưng những triệu chứng lo âu sẽ sớm trở lại, và bạn sẽ phải tìm những phương pháp khác để giảm sự bận tâm.

Điều trị mặc cảm ngoại hình bằng liệu pháp nhận thức hành vi và bằng thuốc

Khi bạn có mặc cảm ngoại hình, bạn để ý quá mức về ngoại hình của bạn, liên tục soi gương để kiểm tra, trang điểm che đi khiếm khuyết và kiểm tra lại để đảm bảo ít thấy khiếm khuyết nhất

Khi bạn có mặc cảm ngoại hình, bạn để ý quá mức về ngoại hình của bạn, liên tục soi gương để kiểm tra...

2. Triệu chứng mặc cảm ngoại hình

Những dấu hiệu và triệu chứng của mặc cảm ngoại hình gồm

– Bận tâm quá mức, không thể ngưng các suy nghĩ về khiếm khuyết ngoại hình mặc dù những khiếm khuyết đó rất nhỏ mà gần như không ai khác để ý

– Luôn nghĩ rằng mình có những khiếm khuyết ngoại hình làm mình trở nên xấu xí

– Luôn nghĩ rằng người khác chú ý đến khiếm khuyết của mình một cách tiêu cực và chê cười

– Có những hành vi cố gắng để hạn chế những bận tâm, chẳng hạn như thường xuyên soi gương, chải chuốt, véo da

– Cố gắng che dấu những khiếm khuyết cẳng hạn như ăn mặc, trang điểm…

– Thường xuyên so sánh ngoại hình của mình với người khác

– Thường xuyên tìm kiếm sự trấn an, xác nhận về ngoại hình của mình từ người khác

– Có khuynh hướng của chủ nghĩa hoàn hảo

– Trang điểm tuy nhiên không thực sự thỏa mãn

– Tránh các tình huống xã hội

Bận tâm về ngoại hình và các suy nghĩ quá mức, lặp đi lặp lại không mong muốn, khó kiểm soát và tốn thời gian, gây căng thẳng và các vấn đề trong đời sống xã hội, công việc, học hành và các chức năng khác.

3. Các bận tâm cơ thể thường gặp

Bạn có thể lo lắng bận tâm về một hoặc vài bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên nội dung bận tâm có thể thay đổi qua thời gian. Những bận tâm thường gặp nhất bao gồm:

– Gương mặt, mũi, nước da, nếp nhăn, mụn, dấu vết

– Tóc, bao gồm hình dáng tóc, độ dày mỏng, hói

– Da và tĩnh mạch trên da

– Kích thước ngực

– Kích thước cơ và độ chắc cơ

– Cơ quan sinh dục

Bận tâm về cơ thể quá nhỏ, không có cơ bắp thường xảy ra ở giới nam

Sự tự nhận thức về vấn đề có thể khác nhau, bạn có thể nhận thấy rằng những bận tâm của mình là quá mức, không đúng, hoặc nghĩ rằng có thể đúng, hoặc tin chắc rằng những suy nghĩ của mình đúng. Càng tin rằng mình đúng thì mức độ căng thẳng và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống càng nhiều.

Nếu bạn tự ti mặc cảm về ngoại hình, có những biểu hiện trên bạn nên đến bác sĩ tâm thần để được khám.

Nếu bạn tự ti mặc cảm về ngoại hình, có những biểu hiện trên bạn nên đến bác sĩ tâm thần để được khám.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn tự ti mặc cảm về ngoại hình, có những biểu hiện trên bạn nên đến bác sĩ tâm thần để được khám. Mặc cảm ngoại hình thường không tự cải thiện được, nếu không được điều trị, tình trạng có thể tệ đi, gây lo âu, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn ăn uống,  hoặc thậm chí những suy nghĩ và hành vi tự sát.

Xem thêm video được quan tâm:

F0 vừa khỏi bệnh có nên tiêm vaccine ngừa COVID-19? | SKĐS


ThS. BS Đàm Văn Đức (Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn