Xóa tan nỗi lo mất an toàn giao thông từ mỗi gia đình

11-09-2023 15:17 | Xã hội

SKĐS - Mỗi gia đình cần tự nhắc nhở nhau thực hiện an toàn giao thông. Trong đó nhấn mạnh vai trò của người phụ nữ trong việc nhắc nhở các thành viên trong gia đình tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông, xây dựng "văn hóa giao thông" trong mỗi gia đình.

Tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa tổ chức chương trình giao lưu sáng kiến "Gia đình có trách nhiệm thực hiện an toàn giao thông". Lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và 250 cán bộ, hội viên phụ nữ từ 8 tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên tham dự.

Tại buổi giao lưu, hàng loạt tiểu phẩm nói về tầm quan trọng của của việc tuân thủ các nguyên tắc về an toàn giao thông đã được trình diễn trên sân khấu. Qua đó, truyền tải thông điệp mỗi gia đình cần tự nhắc nhở nhau hãy thực hiện tốt nguyên tắc an toàn giao thông.

Đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh, thành phố cũng chia sẻ kinh nghiệm trong chỉ đạo các cấp hội triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, các hoạt động phối hợp với các ban ngành liên quan trong công tác tuyên truyền cho hội viên phụ nữ phù hợp với đặc thù vùng miền.

Gia đình có trách nhiệm thực hiện an toàn giao thông - Ảnh 2.

Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông.

Theo Ban tổ chức chương trình giao lưu, trong năm 2023, cùng với sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, địa phương, tình hình tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế, giảm 13,29% về số vụ, giảm 14,45% số người chết và giảm 5,81% số người bị thương so với năm 2022.

Tuy nhiên, trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, tại nạn giao thông và thiệt hại do tai nạn giao thông vẫn ở mức cao. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn quốc xảy ra 4.970 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.865 người, bị thương 3.471 người. Văn hóa tham gia giao thông chưa được hình thành rõ nét; việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có lúc, có nơi bị buông lỏng, một số vi phạm chưa được khắc phục triệt để; tai nạn giao thông giảm chưa bền vững...

Gia đình có trách nhiệm thực hiện an toàn giao thông - Ảnh 3.

Nhiều tiểu phẩm về mô hình "Gia đình có trách nhiệm trong thực hiện an toàn giao thông" được trình diễn.

Ông Trần Hữu Minh - Chánh Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia đánh giá, chương trình giao lưu sáng kiến "Gia đình có trách nhiệm thực hiện an toàn giao thông" là hình thức truyền thông thiết thực, ý nghĩa nhân tháng an toàn giao thông và phù hợp với nội dung nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Cần nhân rộng mô hình "Gia đình có trách nhiệm trong thực hiện an toàn giao thông" với thông điệp: Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông; Phụ nữ không lấn chiếm lòng đường; vỉa hè; buôn bán họp chợ, phơi nông sản gây tai nạn ách tắc giao thông…

Báo Sức khỏe & Đời sống đạt giải Ba giải thưởng báo chí viết về an toàn giao thôngBáo Sức khỏe & Đời sống đạt giải Ba giải thưởng báo chí viết về an toàn giao thông

SKĐS - Loạt bài “Dùng xe cứu hộ “thông chốt” kiểm soát y tế, đưa người vào Hà Nội” của Báo Sức khỏe & Đời sống đạt giải Ba giải thưởng báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông năm 2021.


H.Đạo
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn