Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Một trong những điểm nhấn trong công tác phòng, dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là sự đóng góp tích cực của công tác tuyên tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin trong hàng loạt các nền tảng như: cài đặt các ứng dụng khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng, sổ sức khoẻ điện tử…và nhất là các cuộc họp trực tuyến từ Trung ương đến cơ sở đạt hiệu quả cao.
Vĩnh Long có gần 90% người dân khai báo y tế trên hệ thống thông tin quản lý. Với việc chuẩn hóa các trang thông tin, cập nhật trên nền tảng quản lý tiêm chủng; hiện nay tỷ lệ cập nhật kết quả tiêm chủng tại Vĩnh Long đã đạt 100,67%, đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra, Vĩnh Long đã xây dựng bản đồ thông tin tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh và tích hợp bản đồ vào ứng dụng"Smart Vĩnh Long"…
Ngoài ra, công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới cũng được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí, cổng/trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện tốt.
Nhờ vậy, các thông tin liên quan phù hợp diễn biến tình hình; tạo sự yên tâm, tin tưởng trong nhân dân, như: các kết quả trong điều trị, cách ly, việc tiêm vaccine, thuốc trị bệnh; các mô hình, tấm gương tích cực; cách làm mới vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế địa phương...
Với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành y tế Vĩnh Long đã và đang triển khai nhiều giải pháp thích ứng an toàn hoạt động trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Mục tiêu chung vừa chống dịch vừa bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
Nỗ lực vượt "COVID-19" hoàn thành công tác dân số
Theo Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ) tỉnh Vĩnh Long, công tác DS- KHHGĐ Vĩnh Long gặp không ít khó khăn và thách thức, đặc biệt mức sinh có xu hướng giảm và tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp để tiến tới mức sinh thay thế trong năm 2030.
Một trong những khó khăn hiện tại được Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh xác định là mức sinh có xu hướng giảm, già hóa DS diễn ra nhanh, tốc độ tăng tỷ lệ giới tính khi sinh tại một số huyện chưa ổn định, chất lượng DS mặc dù đã được cải thiện vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung cả nước.
Mặc dù không ngừng kéo giảm tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh và tăng tỷ lệ sàng lọc trước sinh, sơ sinh nhưng công tác DS của tỉnh vẫn còn gặp khó khăn thách thức, đặc biệt là khó đạt mức sinh thay thế. Vĩnh Long là 1 trong 21 tỉnh thành có mức sinh thấp của cả nước. Với tỷ lệ sinh của mỗi phụ nữ từ năm 2018 là 1,83 giảm còn 1,82 năm 2020. Nhiều phụ nữ "ngại sinh", sợ ảnh hưởng kinh tế gia đình. Chị Nguyễn Thị Xuân, 30 tuổi, ngụ xã Tường Lộc (Tam Bình) có 1 con và hiện chưa có kế hoạch sinh con thứ hai, chị Xuân cho hay: "Vợ chồng tôi đều là công nhân và là trụ cột gia đình phải nuôi con nhỏ, ba mẹ già. Do vậy, tôi muốn dừng lại một con để nuôi dạy tốt hơn".
Bà Lê Thị Thu Vân- Trưởng Phòng DS- Truyền thông, DS- KHHGĐ cho biết: "Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tình hình triển khai các hoạt động tuyên truyền". Để khắc phục khó khăn đó, Chi cục DS- KHHGĐ đã tích cực tham mưu Sở Y tế trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác KHHGĐ thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, trong năm 2021, Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long đề ra mục tiêu phấn đấu đạt mức sinh thay thế và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, tiếp tục phấn đấu đạt mức sinh thay thế đảm bảo "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con". Tăng cường mở rộng và đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân làm thay đổi nhận thức và hành vi về sinh sản và KHHGĐ tại địa bàn có mức sinh không ổn định, địa bàn trọng điểm.
Nết văn hoá dân tộc