Vĩnh Long thực hiện nhiều giải pháp để tiến tới mức sinh thay thế trong năm 2030

18-12-2021 07:35 | Xã hội
google news

SKĐS - Vĩnh Long là 1 trong 21 tỉnh/thành có mức sinh thấp. Theo Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long, công tác DS- KHHGĐ của địa phương gặp không ít khó khăn và thách thức, đặc biệt mức sinh có xu hướng giảm và tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp để tiến tới mức sinh thay thế trong năm 2030.

Điều chỉnh mức sinh về mức sinh thay thế góp phần ổn định quy mô dân sốĐiều chỉnh mức sinh về mức sinh thay thế góp phần ổn định quy mô dân số

SKĐS - Tỉnh Vĩnh Phúc hiện là một trong nhiều địa phương trên cả nước có mức sinh chênh lệch giữa các vùng, đối tượng ngày càng lớn. Để điều chỉnh mức sinh của tỉnh về mức sinh thay thế, góp phần ổn định quy mô dân số, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng, phù hợp với các địa phương.

Theo Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long, một trong những khó khăn hiện tại được Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh xác định là mức sinh có xu hướng giảm, già hóa dân số diễn ra nhanh, tốc độ tăng tỷ lệ giới tính khi sinh tại một số huyện chưa ổn định, chất lượng dân số mặc dù đã được cải thiện vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung cả nước. Mặc dù không ngừng kéo giảm tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh và tăng tỷ lệ sàng lọc trước sinh, sơ sinh nhưng công tác dân số của tỉnh vẫn còn gặp khó khăn thách thức, đặc biệt là khó đạt mức sinh thay thế.

Theo Quyết định số 2019/QĐ-BYT của Bộ Y tế về danh sách tỉnh, thành phố được phân chia theo các vùng mức sinh thấp, mức sinh cao và mức sinh thay thế, Vĩnh Long là 1 trong 21 tỉnh thành có mức sinh thấp của cả nước. Với tỷ lệ sinh của mỗi phụ nữ từ năm 2018 là 1,83 giảm còn 1,82 năm 2020.

Vĩnh Long thực hiện nhiều giải pháp để tiến tới mức sinh thay thế trong năm 2030 - Ảnh 2.

Vĩnh Long là 1 trong 21 tỉnh thành có mức sinh thấp của cả nước. Với tỷ lệ sinh của mỗi phụ nữ từ năm 2018 là 1,83 giảm còn 1,82 năm 2020. Ảnh minh họa

Nhiều phụ nữ "ngại sinh", sợ ảnh hưởng kinh tế gia đình. Chị Nguyễn Thị Xuân, 30 tuổi, ngụ xã Tường Lộc (Tam Bình) có 1 con và hiện chưa có kế hoạch sinh con thứ hai, chị Xuân cho hay: "Vợ chồng tôi đều là công nhân và là trụ cột gia đình phải nuôi con nhỏ, ba mẹ già. Do vậy, tôi muốn dừng lại một con để nuôi dạy tốt hơn".

Bà Phạm Thị Thuận, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long, cho biết theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của tỉnh Vĩnh Long là 1,81con - trong khi mức sinh thay thế là 2,1 con.

Đáng chú ý từ năm 1999 đến nay, mức sinh của khu vực thành thị tiếp tục giảm thấp, (từ 1,37 con/phụ nữ vào năm 1999 giảm xuống còn 1,34 con/phụ nữ năm 2019), còn mức sinh của khu vực nông thôn thì có xu hướng tăng dần về mức sinh thay thế (từ 1,76 con năm 1999 tăng lên 1,93 con năm 2019).

"Điều này cho thấy, Vĩnh Long cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác truyền thông, nhằm giảm bớt khoảng cách về mức sinh thay thế giữa khu vực thành thị và nông thôn", bà Thuận nhận định.

Chia sẻ về nguyên nhân và hệ luỵ của mức sinh thấp, bà Thuận cho rằng do thời gian dài thực hiện mục tiêu giảm sinh, đã làm thay đổi nhận thức người dân về việc thực hiện gia đình quy mô nhỏ; trở thành chuẩn mực thấm sâu trong toàn xã hội; xu hướng kết hôn muộn, sinh ít, sinh thưa ngày càng cao; tỷ lệ đô thị hóa tăng và kinh tế phát triển dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ,… có tác động nhất định đến mức sinh thấp.

Bên cạnh đó, hạ tầng giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản còn nhiều bất cập tại các khu công nghiệp, thiếu chính sách đủ mạnh để người dân ở vùng có mức sinh thấp sinh đủ hai con, đặc biệt là tình trạng nạo phá thai tại các khu vực y tế tư nhân phát triển nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến hậu quả vô sinh ngày càng tăng.

Về hệ lụy thì khi mức sinh xuống thấp dưới mức sinh thay thế sẽ dẫn đến việc thiếu hụt lực lượng lao động. 

Hơn nữa, mức sinh thấp còn đẩy nhanh tốc độ già hóa DS sẽ kéo theo gia tăng quỹ phúc lợi xã hội cho người già, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Cùng với mức sinh thấp làm gia tăng các dòng di cư nên kéo theo các dịch vụ đi kèm để cung cấp cho người nhập cư như nhà ở, trường học, bệnh viện,... Điều này gây nguy cơ xung đột do những khác biệt về tôn giáo, văn hóa, kỹ năng làm việc, cạnh tranh việc làm... do quá trình di cư, nhập cư.

Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tình hình triển khai các hoạt động tuyên truyền. Để khắc phục khó khăn đó, theo bà Lê Thị Thu Vân - Trưởng Phòng DS - Truyền thông, DS- KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long, Chi cục DS- KHHGĐ đã tích cực tham mưu Sở Y tế trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác KHHGĐ thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện.

Trong năm 2021, Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đạt mức sinh thay thế và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, tiếp tục phấn đấu đạt mức sinh thay thế đảm bảo "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con". Tăng cường mở rộng và đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân làm thay đổi nhận thức và hành vi về sinh sản và KHHGĐ tại địa bàn có mức sinh không ổn định, địa bàn trọng điểm.

Điện Biên: Huyện Mường Chà triển khai giải pháp đồng bộ giảm tỷ lệ sinh con thứ 3Điện Biên: Huyện Mường Chà triển khai giải pháp đồng bộ giảm tỷ lệ sinh con thứ 3

SKĐS - Với đặc thù là huyện vùng cao, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, phần lớn người dân nhận thức về thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình còn nhiều hạn chế, Mường Chà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.


An Nhiên
Ý kiến của bạn