"Việt Nam-các bạn không đơn độc"

13-05-2014 06:30 | Quốc tế

SKĐS - "Việt Nam- các bạn không đơn độc" là thông điệp mà thế giới muốn dành cho Việt Nam về Biển Đông.

SKĐS - "Việt Nam- các bạn không đơn độc" là thông điệp mà thế giới muốn dành cho Việt Nam về Biển Đông.

Trên website Bộ Nội vụ Philippines đã đăng tải thông điệp: "Vietnam, You're not Alone" (Việt Nam, các bạn không đơn độc) để chỉ rõ sự ủng hộ của người dân Philippines đối với Việt Nam. Các cuộc tuần hành phản đối trong hoà bình của nhân dân Việt Nam ở Nhật Bản đã được sự hưởng ứng của bạn bè quốc tế cũng như người dân Nhật Bản. Trên khắp thế giới, những người yêu chuộng hoà bình và yêu mến Việt Nam đã bày tỏ sự ủng hộ này.

Thông điệp Việt Nam- các bạn không đơn độc đăng tải trên Bộ Nội vụ Philippines

Thông điệp "Việt Nam- các bạn không đơn độc" đăng tải trên trang web Bộ Nội vụ Philippines

Leo thang của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á, đặc biệt trên Biển Đông đã gây quan ngại cho Hoa Kỳ, các học giả thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế (Council on Foreign Relations) của nước này cho hay.

Biển Đông là khu vực trung chuyển quan trọng của thế giới. Đây là khu vực kinh tế năng động, giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị thế trong ngành hàng hải thế giới. Đây là khu vực cung cấp năng lượng cũng như nguồn sinh quyển và đa dạng sinh thái của các loài chim muông. Đây cũng là khu vực mà sức mạnh chính trị đang thể hiện rõ, và do vậy mà vấn đề quốc phòng đang nổi lên chóng vánh.

Trung Quốc đã hiện diện 90% ở trên lãnh hải biển Đông, trong đó bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện diện quân sự trên Biển Đông và Đông Á. Nguồn: Viet Nam News

Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện diện quân sự trên Biển Đông và Đông Á. Nguồn ảnh: Viet Nam News

Không chỉ leo thang trên Biển Đông. Mà Trung Quốc còn gây hấn với Nhật Bản ở khu vực Đông Á. Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố: “Chúng tôi cam kết giải quyết các khác biệt một cách hoà bình thông qua đàm phán hữu nghị với các nước láng giềng có liên quan tới lãnh thổ đất liền, lãnh hải, quyền và lợi ích hàng hải.” Tuy nhiên, những gì mà Trung Quốc đã thể hiện với các nước láng giềng trong vài năm gần đây, có minh chứng cho điều họ đã tuyên bố hay không?

Không chỉ đe dọa vũ lực đối với Việt Nam trên Biển Đông, tư liệu của Hội đồng Quan hệ Quốc tế Hoa Kỳ chỉ ra Trung Quốc còn phô bày sức mạnh quân sự và đe doạ vũ lực với Nhật Bản và Philippines. Tuy nhiên các quốc gia này đều bày tỏ quyết tâm sắt đá, không vì ý đồ hung hăng của Trung Quốc mà lùi bước.

Theo ông Richard N.Haas, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Quốc tế cho rằng liệu châu Á – Thái Bình Dương có thể giải quyết vấn đề này hay không? Sự đe doạ của thế lực chính trị nguy hiểm tại khu vực trong thế kỷ 21 giống như ở châu Âu thế kỷ 20.

Điều này có liên quan tới sự phát triển kinh tế bền vững của Trung Quốc cũng như thể hiện uy lực của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Tổng thống Benigno Aquino III của Philippines trong một cuộc phỏng vấn năm 2011 từng chia sẻ: “Chúng tôi không tham gia chạy đua vũ trang với họ. Chúng tôi sẽ không leo thang gây ra căng thẳng ở đây. Nhưng chúng tôi phải bảo vệ quyền lợi của chúng tôi và điều này cần phải làm rõ. Chúng tôi sẽ không bị đẩy lùi chỉ vì chúng tôi là nước nhỏ so với Trung Quốc.”

Theo bà Sheila A. Smith, chuyên gia kỳ cựu về Nhật Bản học, Hội đồng Quan hệ Quốc tế nhận định: “Nhật Bản là quốc gia rất mạnh, và họ rất lo ngại về quyền của Trung Quốc. Họ đặc biệt lo ngại về thiện chí của Trung Quốc để giải quyết bằng thoả hiệp ngoại giao. “Dưới tình trạng này, chúng tôi thề bảo vệ sinh mạng của đất nước, tài sản lãnh thổ đất liền, lãnh hải biển và bầu trời Nhật Bản”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố vào ngày 28/1/2013.

Một người ngoại quốc ở Nhật cầm cờ ủng hộ Việt Nam trước hành động khiêu khích của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Dân Trí

Một người ngoại quốc ở Nhật cầm cờ ủng hộ Việt Nam trước hành động khiêu khích của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Dân Trí

Người dân Nhật cùng tham gia diễu hành ủng hộ Việt Nam trên đường phố Tokyo, đề nghị Trung Quốc rút lui khỏi vùng thềm lục địa Việt Nam. Nguồn ảnh: Dân Trí.
Người dân Nhật cùng tham gia diễu hành ủng hộ Việt Nam trên đường phố Tokyo, đề nghị Trung Quốc rút lui khỏi vùng thềm lục địa Việt Nam. Nguồn ảnh: Dân Trí.

Giờ đây, hải quân Trung Quốc đã phô bày và có phần phô trương thế lực trên vùng biển Đông Á và Biển Đông. Mối quan tâm hiện diện trên Biển Đông của hải quân Trung Quốc đã manh động hơn. Có vẻ những hành động của họ là nhằm để tìm kiếm quyền lợi kinh tế khẳng định vị thế trên thế giới và trong khu vực. Trong các đoạn băng video mà Hội đồng Quan hệ Quốc tế cung cấp, có thể thấy hàng đàn tàu chiến Trung Quốc hiện diện trên vùng biển Đông Á và Biển Đông, chĩa nòng pháo vào các tàu của Nhật, bắn giương oai trên những con súng trùng khơi trên biển. Dù không một lời bình luận, nhưng những thước phim tư liệu của cơ quan nghiên cứu Hoa Kỳ là minh chứng rõ nhất cho sự leo thang và mưu đồ của Trung Quốc trên vùng biển bờ đông của khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Ở trong nước, hành động ở Trung Quốc rất quá khích trong đó có việc lật ô tô, đốt cờ Nhật, bài trừ xe hơi Nhật. Theo ông Simon Tay, Chủ tịch Viện các vấn đề quốc tế của Singapore, Trung Quốc đang tăng tốc phát triển kinh tế, thế nhưng việc họ không thể phát triển hơn một số nước trong khu vực, điều đó đã làm dấy lên sự mâu thuẫn và đối lập của Trung Quốc với các nước khác.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng tuyên bố vào ngày 17/11/2011, khu vực châu Á- Thái Bình Dường nằm trong ưu tiên chiến lược của Hoa Kỳ, là cơ hội để tạo công ăn việc làm cho người Mỹ. Mỹ rất muốn tham gia vào khu vực kinh tế năng động của châu Á – Thái Bình Dương. Theo bà Sheila A. Smith, dường như để đáp lại lời kêu gọi của các nước trong khu vực, Hoa Kỳ cũng rất muốn gia tăng ngoại giao tại khu vực này bởi vì Hoa Kỳ lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Theo các chuyên gia, Hoa Kỳ cần có chiến lược ngoại giao khéo léo để hạn chế sự leo thang của Trung Quốc.

Nguồn ảnh: Facebook
Nguồn ảnh: Facebook

Cách đây vài năm, trong một buổi họp báo tổ chức tại Hà Nội, khi một phóng viên Trung Quốc hỏi Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak về quan điểm của ông về biển Nam Trung Hoa (South China Sea- Biển Đông), ông thốt lên đầy ngạc nhiên, tại sao lại gọi là biển Nam Trung Hoa (South China Sea), tôi nghĩ phải gọi là East Sea – Biển Đông mới đúng. Ông đã bày tỏ quan điểm cá nhân ủng hộ Việt Nam. Trong buổi họp báo hôm đó, tất cả báo giới Việt Nam đều hiện diện cùng với một số đại diện báo chí nước ngoài, trong đó có cả Tân Hoa Xã.

Nguồn ảnh: Facebook
Nguồn ảnh: Facebook

Còn mới đây, hành động của Trung Quốc đã khiến người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải lên tiếng chỉ trích các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là việc đặt giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là mang tính khiêu khích, đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc và Luật Biển. Hành động trắng trợn của Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng ủng hộ Việt Nam trên khắp thế giới, từ những người bạn Tây cho đến những người bạn châu Phi cũng đều tham gia ủng hộ Việt Nam.

Bảo Linh (theo Council on Foreign Relations, facebook)


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn