Vì sao các tỉnh miền Trung liên tiếp bị mưa đá, lốc xoáy 'càn quét'?

20-04-2024 11:00 | Xã hội

SKĐS - Theo Đài Khí tượng và thuỷ văn Bắc Trung Bộ, sự xuất hiện của mưa đá kèm lốc xoáy liên tiếp ở miền Trung những ngày qua không phải là hiện tượng bất thường.

Mưa đá, lốc xoáy "càn quét" bản làng

Từ 13-18/3, tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ AnQuảng Trị liên tiếp xảy ra những trận mưa đá và dông lốc. Gió lốc lớn kèm mưa đá làm người dân bị thương, hàng trăm ngôi nhà tốc mái, hoa màu bị thiệt hại nặng. 

Vì sao các tỉnh miền Trung liên tiếp bị mưa đá, lốc xoáy 'càn quét'?- Ảnh 1.

Người dân nhặt được các viên đá to bằng ngón chân cái trút xuống bản làng.

Khoảng 17h ngày 14/4, tại huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) mưa đá kèm lốc xoáy càn quét qua các xã Bảo Thắng, Huồi Tụ, Bảo Nam, Chiêu Lưu, Nậm Cắn, Mường Lống, Mường Típ...gây thiệt hại nặng nề cho người dân nơi đây. 

"Trời bất ngờ u ám rồi gió mạnh kéo đến giật  đổ nhiều mái nhà bằng tôn, mưa đá ào ào trút xuống làm thủng mái ngói. Mọi người hoảng sợi chạy xuống dưới nhà sàn để tránh", bà Lô Thị Ngân, người dân xã Bảo Nam kể lại.

Vì sao các tỉnh miền Trung liên tiếp bị mưa đá, lốc xoáy 'càn quét'?- Ảnh 2.

Mưa đá kèm dông lốc gây thiệt hại nặng cho người dân huyện miền núi Kỳ Sơn, Nghệ An.

Ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, mưa đá, tố lốc và gió giật mạnh, gây nhiều thiệt hại cho người dân. Theo đó, hơn 665 ngôi nhà của người dân ở các xã Bảo Thắng, Huồi Tụ, Bảo Nam, Chiêu Lưu, Nậm Cắn, Mường Lống, Mường Típ... bị hư hỏng. Trong số đó, có 5 nhà dân tại xã Bảo Thắng và Chiêu Lưu bị sập hoàn toàn và 81 nhà bị thiệt hại nặng từ 30% đến 50%. Ước tính tổng thiệt hại từ các đợt thiên tai này lên đến hơn 2,5 tỷ đồng.

Tại huyện Anh Sơn, giông lốc và mưa đá vào chiều 14/4, "cuốn bay" gần 60 tỉ đồng. Trong đó, gần 30 ngôi nhà bị hư hỏng, 107ha lúa thuần và 8,1ha lúa lai bị ảnh hưởng. 

Ngoài ra, ngô, hoa màu, rau màu bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt với tỷ lệ thiệt hại 70%. Thiệt hại cũng lan rộng đến các khu vực trồng rừng với 881ha bị ảnh hưởng và 35,5ha cây hàng năm.

Vì sao các tỉnh miền Trung liên tiếp bị mưa đá, lốc xoáy 'càn quét'?- Ảnh 3.
Vì sao các tỉnh miền Trung liên tiếp bị mưa đá, lốc xoáy 'càn quét'?- Ảnh 4.

Mưa đá kèm theo lốc xoáy, gây thiệt hại đến nhà cửa và hoa màu... của người dân ở huyện biên giới Kỳ Sơn.

Chiều 17/4, tại một số huyện ở vùng núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa lốc xoáy và mưa đá làm tốc mái 41 nhà sàn và gây hư hại một số tài sản.

Theo thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, tối ngày 18/4, giông lốc làm 24 căn nhà tại xã Hải Chánh, Hải Khê (huyện Hải Lăng) bị tốc mái, ước tính thiệt hại khoảng 120 triệu đồng. Hơn 60 ha lúa và 0,2 ha cây tràm bị đổ gãy, thiệt hại khoảng 380 triệu đồng.

Vì sao các tỉnh miền Trung liên tiếp bị mưa đá, lốc xoáy 'càn quét'?- Ảnh 5.

Ông Ốc Phò Thắng, trú tại xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị thương do ngói rơi trúng đầu sau mưa đá, lốc xoáy.

Trước đó, trong những ngày từ 15 đến 17/4, trên địa bàn các xã Xy, Lìa, Thanh (huyện Hướng Hóa) xảy ra mưa dông kèm theo lốc xoáy, mưa đá và gió giật mạnh. Sự cố này khiến 57 căn nhà bị tốc mái, hư hỏng, gây thiệt hại khoảng 337 triệu đồng. Nhiều thiết bị như tivi, đồ dùng bị hư hại, ước tính thiệt hại hàng chục triệu đồng.

Thiên tai bất thường, khó đoán

Theo Đài Khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, đây là thời điểm chuyển mùa nên tại các huyện miền núi Nghệ An cũng như một số tỉnh miền Trung thường xuất hiện hiện tượng dông lốc, mưa đá. Những đợt mưa dông, mưa đá và giông lốc xuất hiện sớm hơn các năm trước. Điều này cho thấy cho thấy thiên tai đang ngày càng bất thường và khó đoán định.

Vì sao các tỉnh miền Trung liên tiếp bị mưa đá, lốc xoáy 'càn quét'?- Ảnh 6.
Vì sao các tỉnh miền Trung liên tiếp bị mưa đá, lốc xoáy 'càn quét'?- Ảnh 7.

Tại Quảng Trị, những ngày gần đây, dông lốc liên tục làm tốc mái nhà dân.

Lốc xoáy kèm mưa đá thường tập trung vào khoảng thời gian giữa tháng tư và tháng năm tại khu vực Trung Trung Bộ. Sau đó hiện tượng này tạm lắng và quay trở lại khoảng giữa tháng 8 đầu tháng 9 hàng năm.

Sự di chuyển của các hệ thống thời tiết đặc biệt như các đợt khí lạnh và hội tụ khí nhiệt, có thể gây ra các cơn mưa đá và lốc xoáy trên diện rộng. Sự tương tác giữa các hệ thống thời tiết địa phương và quốc gia có thể tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của những hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là ở các khu vực miền Trung.

Hiện tượng này thường xảy ra nhiều hơn với các vùng trung du, bán sơn địa bởi lý do vào mùa này gió mùa tây nam sau khi vượt hệ núi Trường Sơn xuống đồng bằng đã bị làm nóng lên. Các khối không khí khi bị nóng (miền Trung còn gọi là gió Lào) gặp ngay thời tiết mát dịu của đồng bằng tạo dông gây lốc, mưa đá. Năm nay hiện tượng này xảy ra ở miền Trung khá dày.

Vì sao các tỉnh miền Trung liên tiếp bị mưa đá, lốc xoáy 'càn quét'?- Ảnh 8.

Người dân nhặt nhạnh lại tài sản sau đợt giông lốc.

Ông Tăng Văn An, Trưởng phòng Dự báo khí tượng thuỷ văn, Đài Khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ cho biết, do ảnh hưởng của rìa phía nam của một rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ bắc kết hợp với vùng áp thấp phía tây đang phát triển và mở rộng về phía đông nam, hội tụ gió trên cao gây ra mưa rào và dông trên khu vực Bắc Trung Bộ. Trong số đó, một số huyện tại Thanh Hoá, Nghệ An và Quảng Trị đã ghi nhận tố lốc và mưa đá.

"Hiện tượng lốc kèm mưa đá diễn ra rất nhanh nên có dự báo cũng khó tránh khỏi tổn thất. Nếu cảnh báo sớm, nhanh nhất chỉ tránh thiệt hại về người. Đối với tài sản như nhà cửa, hoa màu chắc chắn sẽ bị thiệt hại", ông An nhấn mạnh.

Vì sao các tỉnh miền Trung liên tiếp bị mưa đá, lốc xoáy 'càn quét'?- Ảnh 9.

Một người dân thất thần bên căn nhà bị dông lốc đánh sập.

Những ngày qua, Phòng Dự báo khí tượng thuỷ văn phát đi tổng cộng 12 bản tin cảnh báo về giông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ. Cụ thể, Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thanh Hóa phát hành 5 bản tin cảnh báo về giông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ.

Các bản tin dự báo và cảnh báo được gửi đến Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Các sở ban ngành và UBND của các huyện, thành phố trong khu vực Bắc Trung Bộ hỗ trợ và đáp ứng kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, nhằm giảm thiểu thiệt hại do các hiện tượng thiên tai gây ra.

Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ khuyến cáo.

Trong thời điểm giao mùa như hiện nay, mưa thường đi kèm với các hiện tượng cực đoan như giông lốc, mưa đá. Đặc biệt là tại các khu vực núi cao, nơi đối lưu khí hậu phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự hình thành của mây vũ tích và xuất hiện mưa đá. Dự báo cho đến ngày 10/5 vẫn là thời kỳ giao mùa, do đó các hiện tượng thời tiết nguy hiểm vẫn có khả năng xảy ra, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh. Chính vì vậy, người dân và các cơ quan chức năng cần chú ý và có giải pháp phòng tránh hiệu quả.

Mưa đá kèm gió lớn càn quét nhiều xã biên giới Nghệ AnMưa đá kèm gió lớn càn quét nhiều xã biên giới Nghệ An

SKĐS - Chiều 28/3, mưa đá kèm gió lớn càn quét ở nhiều xã tại huyện Tương Dương (Nghệ An) làm hư hại nhà cửa và hoa màu của người dân.


Hoàng Trinh - Hoàng Dũng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn