Cảnh báo lốc sét, mưa đá ở nhiều tỉnh miền Bắc

05-04-2024 11:10 | Xã hội
google news

SKĐS - Miền núi hay có mưa đá vì địa hình núi cao, rừng đan xen, là điều kiện lý tưởng cho đối lưu phát triển mạnh, hình thành mây vũ tích, người dân cần chuẩn bị các biện pháp phòng tránh thiệt hại.

Đón không khí lạnh, miền Bắc mưa dôngĐón không khí lạnh, miền Bắc mưa dông

SKĐS - Bộ phận không khí lạnh yếu tác động khiến nhiều nơi ở, miền Bắc chuyển mát kèm mưa dông. Trong khi đó, nắng nóng duy trì ở Tây Bắc và các tỉnh phía Nam.

Đề phòng mưa đá gây thiệt hại

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (05/4), rãnh áp thấp có trục ở khoảng 22-24 độ vĩ Bắc tiếp tục bị nén, dịch xuống phía Nam bởi bộ phận không khí lạnh tăng cường yếu, lệch đông ở phía Bắc.

Dự báo, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với hội tụ gió yếu trên mực 1500m nên ngày và đêm 05/4, ở khu vực vùng núi phía Bắc Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Cảnh báo lốc sét, mưa đá ở nhiều tỉnh miền Bắc- Ảnh 2.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Các tỉnh vùng núi phía Đông Bắc Bộ trời chuyển mát.

Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết hiện đang là thời kỳ giao mùa từ mùa đông sang mùa hè, do vậy trong tháng 4, tháng 5, thậm chí tháng 6 sẽ thường xuyên xảy ra mưa dông, mưa đá, không chỉ ở Bắc Bộ mà có thể diễn ra trên toàn quốc. Về dấu hiệu nhận biết, theo ông Tuấn, nơi người dân đang đứng mà có mây đen sì bao quanh, gió mạnh, nhiệt độ giảm đột ngột thì cần cảnh giác vì khả năng rất cao sẽ xảy ra mưa đá.

Miền núi hay có mưa đá vì địa hình núi cao, rừng đan xen, là điều kiện lý tưởng cho đối lưu phát triển mạnh, hình thành mây vũ tích. Mưa đá thường xảy ra 5-10 phút, có thể kéo dài 20-30 phút, đường kính viên đá 0,5-30 mm. Nó chỉ xuất hiện khi có giông, song không phải cơn giông nào cũng có mưa đá, tần suất khoảng 10%. Đá rơi với vận tốc rất lớn, khoảng 30-60 m/s, cá biệt lên tới 90 m/s, gây thiệt hại lớn cho các công trình, hoa màu.

Theo ông Vũ Anh Tuấn, việc dự báo mưa dông, mưa đá tương đối khó vì phải xác định được khu vực hội tụ gió cũng như xáo động lớn trong không khí. Ngay cả khi xác định được khu vực có xáo động lớn thì cũng chưa chắc đã xảy ra mưa giông, mưa đá. Hiện, cơ quan khí tượng chỉ dự báo được trước 24 giờ và cảnh báo trước 30 phút đến 3 giờ với các khu vực cụ thể.

Cuối tháng 3 vừa qua, tại các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Phú Thọ... xuất hiện mưa to đến rất to. Mưa dông, mưa đá dày đặc gây tốc mái, thiệt hại nhà cửa, hoa màu của nhân dân và ảnh hưởng đến nhiều trường học. Đặc biệt, tại một số huyện Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang), huyện Mộc Châu (Sơn La) xảy ra mưa đá dày đặc, phủ trắng núi đồi.

Cao điểm nắng nóng ở miền Bắc là cuối tháng 5

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 05-06/4, khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 40-50%; khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Đà Nẵng đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cho biết, ở các thành phố khu vựcngày 4/4 Đông Nam Á hầu hết đều hơn 40 độ C. Lào, Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ đang là tâm điểm nóng của đợt này với nhiệt độ lên đến 43 độ C-44 độ C. Giai đoạn này áp thấp nóng phía Tây hoạt động mạnh tạo một sóng nhiệt từ Ấn Độ dịch chuyển dần sang phía Đông. Chuyên gia nhận định, với xu hướng dịch chuyển này, khoảng cuối tháng 5 và đầu tháng 6 sẽ nóng đỉnh điểm ở Việt Nam.

Hiện tại, đợt không khí lạnh yếu di chuyển vào Việt Nam và làm dịu bớt cái nóng ở các tỉnh Đông Bắc, trung du, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Không khí lạnh không thắng được áp thấp nóng phía Tây nên các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông và miền Tây Nam Bộ vẫn duy trì nắng nóng. Sự xung đột ở các vùng giáp ranh giữa không khí nóng và lạnh cũng sẽ tạo ra các hình thái thời tiết cực đoan như dông lốc, sét, và mưa đá.

Cao Bằng: Dông, lốc kèm mưa đá làm tốc mái trên 570 nhà dânCao Bằng: Dông, lốc kèm mưa đá làm tốc mái trên 570 nhà dân

Ngày 2/4, dông, lốc kèm mưa đá xảy ra trên địa bàn 6 huyện của tỉnh Cao Bằng, gây tốc mái trên 570 nhà ở của người dân.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 5/4: Diễn biến đợt không khí lạnh mới sắp tràn về miền Bắc | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn