Hà Nội

Tử huyệt ven biển của Trung Quốc: Khoảng cách phòng không

15-05-2014 08:30 | Quốc tế
google news

Những "lỗ hổng" dọc theo bờ biển của Trung Quốc sẽ cho phép lực lượng không quân Mỹ tiêu diệt các trung tâm chỉ huy và kiểm soát radar và tên lửa đất -đối-không chủ yếu của Bắc Kinh.

Những "lỗ hổng" dọc theo bờ biển của Trung Quốc sẽ cho phép lực lượng không quân Mỹ tiêu diệt các trung tâm chỉ huy và kiểm soát radar và tên lửa đất -đối-không chủ yếu của Bắc Kinh. Mỹ phải tiêu diệt những "điểm chốt" này trước khi muốn tiếp tục cuộc tấn công nhằm vào các mối đe dọa quân sự khác của Trung Quốc.

Chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Mỹ đã điều 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua khu vực này, vốn được cho là hành động thách thức tuyên bố của Bắc Kinh.

Một cựu quan chức không quân Mỹ cho rằng hành động trên của Lầu Năm Góc là một thông điệp răn đe gửi đến Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vì họ đã nhận ra điểm yếu của Bắc Kinh trong việc liên kết các hệ thống phòng không nước này.

Theo Mark Stokes, một chuyên gia quân sự Trung Quốc tại Viện Dự án 2049, Trung Quốc hiện có 2 đơn vị độc lập kiểm soát hệ thống radar dọc theo vành đai bờ biển: Hải quân (PLAN) và Không quân (PLAAF) Trung Quốc.

Điểm yếu lớn nhất trong mạng lưới phòng không của Trung Quốc là khoảng giữa 2 đơn vị: Lữ đoàn Radar số 2 của PLAN ở thành phố Cangnan, tỉnh Chiết Giang và Lữ đoàn Radar số 4 của PLAAF ở thành phố Fuding, tỉnh Phúc Kiến, dọc theo ranh giới tỉnh Chiết Giang.

Tuyến đường 2 chiếc máy bay B-52 của Mỹ bay vào ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Tuyến đường 2 chiếc máy bay B-52 của Mỹ bay vào ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Khoảng cách này chạy dọc theo tuyến phía nam ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Khu vực phòng không mới của Bắc Kinh là "một tuyến đường quân sự được xây dựng trên cát theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng", Paul Giarra, người đứng đầu Trung tâm Dịch chuyển Chiến lược toàn cầu nhận định.

Theo chuyên gia quân sự Stokes, người từng là Tùy viên Không quân Mỹ tại Bắc Kinh trong những năm 1990 và sau này là trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về vấn đề Trung Quốc, khe hở này là lối vào chính cho các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Mỹ nếu xảy ra một cuộc xung đột.

Những "lỗ hổng" dọc theo bờ biển của Trung Quốc sẽ cho phép lực lượng không quân Mỹ tiêu diệt các trung tâm chỉ huy và kiểm soát radar và tên lửa đất -đối-không chủ yếu của Bắc Kinh. Mỹ phải tiêu diệt những "điểm chốt" này trước khi muốn tiếp tục cuộc tấn công nhằm vào các mối đe dọa quân sự khác của Trung Quốc, chẳng hạn như các đơn vị tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Ông Richard Fisher, chuyên gia phân tích các vấn đề quân sự châu Á, tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược quốc tế nhận định về kết luận trên như sau: Ông Stokes đã xác định được cấu trúc của hệ thống giám sát trên không từ mặt đất và sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc thiết lập ADIZ đầu tiên trên biển của Trung Quốc. "Tuy nhiên, Stokes không đi sâu vào nghiên cứu các loại radar và các khả năng mà sẽ cho phép tiếp cận những khoảng trống như vậy một cách tốt hơn".

Chuyên gia Stokes nói thêm rằng lỗ hổng trong mạng lưới phòng không của Trung Quốc cuối cùng sẽ được lấp đầy bởi những hệ thống radar hiện đại và sự triển khai "hệ thống giám sát trên không tự động mới" trong những năm tới. Vấn đề phức tạp hơn là Trung Quốc có kế hoạch lập ADIZ trên Biển Đông, điều này sẽ "thu hẹp không phận của Đài Loan". Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra, nó cũng sẽ phản chiếu những điểm yếu giống như những gì Trung Quốc đã làm ở biển Hoa Đông.

Theo CT

Báo tin tức /I.D

 


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn