Thay vì ngăn cản tàu Việt Nam ở vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 từ 8-10 hải lý như trước, ngày 14/5, tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan bằng việc tập trung tàu ở cự ly 6,5 hải lý.
So với những ngày trước đây, phía Trung Quốc có những biểu hiện thay đổi phương án ngăn cản tàu Việt Nam ngay từ chiều tối ngày 13/5. Dù các biên đội tàu cảnh sát biển Việt Nam ra xa vị trí giàn khoan nhưng vẫn bị nhiều tàu hải giám Trung Quốc theo kèm. Khi tàu Việt Nam cơ động sâu vào vị trí giàn khoan, những tàu Trung Quốc manh động triển khai theo thế gọng kìm, tăng cường cản mũi, hú còi, cản trở tàu Việt Nam.
- Tàu cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc vây quanh, uy hiếp. Ảnh: Nguyễn Đông.
Phía Trung Quốc cũng triển khai đội hình khác trước. Nếu như những ngày trước họ ngăn cản Việt Nam trong phạm vi từ 8 đến 10 hải lý, thì hôm nay họ tập trung ở cự ly 6,5 hải lý tính từ giàn khoan trở ra.
Ngày 14/5, các biên đội của cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục mở hai đợt cơ động tiếp cận sâu vào vị trí phía Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Sáng sớm nhận lệnh từ Sở Chỉ huy, tàu cảnh sát biển 8003 cùng biên đội tàu cảnh sát biển của Việt Nam di chuyển theo đội hình chữ V tiếp cận khu vực giàn khoan. Khoảng cách đến giàn khoan ngắn dần cũng là lúc các tàu hải cảnh Trung Quốc từ các vòng bảo vệ túa ra ngăn cản. Nhiều tàu hải cảnh, kiểm ngư cùng tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc khép vòng đai bảo vệ giàn khoan 981.
- Nhiều tàu của Trung Quốc tiến sát tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông
Phía trên các tàu cảnh sát biển Việt Nam, Trung Quốc liên tiếp điều máy bay quân sự quần lượn, trinh sát. Các tàu Trung Quốc luôn có biểu hiện hung hăng, khiêu khích, sẵn sàng đâm va, phun vòi rồng tấn công các tàu của Việt Nam.
Thuyền trưởng tàu cảnh sát biển 8003 của Việt Nam lệnh cho các thuyền viên đóng kín các cửa, khoang đảm bảo kín nước, tránh tàu hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công.
Trung tá Phan Duy Cường, Trợ lý tác chiến Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, 8h24 phút tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 46102 bất ngờ rồ máy kèm sát và đâm thẳng vào tàu CSB 2016 của Việt Nam, nhưng tàu CSB 2016 đã vòng tránh. Sau đó tàu này cùng 4 tàu khác lại chia đội hình lao về phía tàu của Việt Nam. Có lúc tàu hải cảnh 3411 tiến sát cách mạn tàu Việt Nam chừng 100 m.
- Tàu 46001 của Trung Quốc đâm thẳng vào tàu cảnh sát biển 4032 của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông
Đại úy Nguyễn Huy Trung, chính trị viên tàu 8003 cùng nhiều chiến sĩ vẫn điềm tĩnh kiên trì đứng trên cabin, mắt không rời khỏi các tàu Trung Quốc để quan sát mọi động tĩnh. Các tàu của Việt Nam liên tục phát loa thông báo tuyên truyền về chủ quyền bằng ba thứ tiếng là Tiếng Việt, Trung và tiếng Anh; yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu của họ ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Ngược lại phía Trung Quốc réo còi ỉnh oi, phát loa bập bẹ bằng tiếng Việt cùng nội dung yêu cầu tàu nước ngoài ra khỏi vùng biển Trung Quốc đang khai thác.
Trước lớp lớp tàu của phía Trung Quốc, tàu cảnh sát biển Việt Nam luôn duy trì khoảng cách khu vực giàn khoan khoảng 6,5 hải lý và chủ động di chuyển để tránh va chạm.
Chiều nay, Trung Quốc tiếp tục đưa tàu quân sự bảo vệ giàn khoan. Trong ngày, Trung Quốc đột ngột tăng số lượng tàu cá vỏ sắt với lượng giãn nước 100 – 150 tấn từ 15 chiếc lên 40 chiếc.
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc