Toạ độ xuất phát của giàn khoan "Nam Hải số 9" là từ đảo Hải Nam trong khi điểm đến của nó là khu vực cửa vịnh Bắc Bộ. Đây là khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành các bước để đàm phán phân định lãnh hải giữa hai bên.
Theo báo « Economic Observer », có trụ sở tại Bắc Kinh, trích dẫn nguồn tin từ cơ quan đăng ký quyền sở hữu bất động sản, trực thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, tất cả các vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế, tự coi là của Trung Quốc, sẽ được nước này đưa vào hệ thống quản lý, đăng ký quyền sở hữu ; quyền sở hữu bất động sản của các doanh nghiệp, và của người dân Trung Quốc sống trên biển, đảo và sẽ được pháp Trung Quốc này bảo vệ.
Đặc biệt là theo quy định mới về việc đăng ký quyền sở hữu đất đai của Trung Quốc, khái niệm « bất động sản » bao gồm « đất đai, biển, nhà cửa và các công trình xây dựng, kết cấu khác tại đó, rừng, cây và những vật cố định khác ».Nguồn tin trên cũng khẳng định là Tam Sa, một thành phố mà Trung Quốc mới thành lập một cách phi pháp năm 2012, thuộc tỉnh Hải Nam, nằm trong hệ thống quản lý đăng ký quyền sở hữu đất đai. Theo phân cấp của Bắc Kinh, thành phố phi pháp Tam Sa quản lý nhiều quần đảo và bãi đá ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (của Việt Nam),.
Một vấn đề khác liên quan, trang web của Cục Hải sự Trung Quốc thông báo từ ngày 18 đến 20-6, tàu kéo Đức Gia (De Jia) kéo giàn khoan Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao) vào biển Đông. Theo báo Phượng Hoàng (Hồng Kông), giàn khoan Nam Hải số 9 là loại nửa chìm nửa nổi và cũng thuộc Tập đoàn Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC). Cũng theo đồ họa của báo này, Toạ độ xuất phát của giàn khoan "Nam Hải số 9" là từ đảo Hải Nam trong khi điểm đến của nó là khu vực cửa vịnh Bắc Bộ. Đây là khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành các bước để đàm phán phân định lãnh hải giữa hai bên. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn đang hoàn thiện 3 giàn khoan hiện đại khác, cho thấy tham vọng của Bắc Kinh đối với biển Đông là vô đáy.
HG (Theo Economic Observer, Phượng Hoàng)
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc