1. Thuốc điều trị viêm mào tinh hoàn
1.1. Thuốc kháng sinh
Để điều trị bệnh viêm mào tinh hoàn, cần sử dụng kháng sinh. Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm, dựa trên xét nghiệm ban đầu, tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ, và dữ liệu kháng kháng sinh tại địa phương.
- Lựa chọn đầu tiên: Ceftriaxone 500 mg tiêm bắp, kết hợp với Doxycycline 100 m. Uống 2 lần/ngày, trong 10–14 ngày.
- Lựa chọn thứ hai: Ofloxacin 200 mg uống 2 lần/ngày, trong 14 ngày; hoặc Levofloxacin 500 mg uống 1 lần/ngày, trong 10 ngày.
- Đối với viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn đường ruột: Ofloxacin 200 mg uống 2 lần/ngày, trong 14 ngày; hoặc Levofloxacin 500 mg uống 1 lần/ngày, trong 10 ngày.
Lưu ý:
Nếu phát hiện M. genitalium qua xét nghiệm, cần dùng kháng sinh đặc hiệu. Ví dụ moxifloxacin 400 mg uống 1 lần/ngày trong 14 ngày.
Nếu nghi ngờ gonorrhoea thấp (không có nguy cơ, không có vi khuẩn Gram âm nội bào trong phết nhuộm), có thể xem xét bỏ qua ceftriaxone và thay bằng ofloxacin. Tuy nhiên, không khuyến cáo sử dụng quinolone như lựa chọn hàng đầu do nguy cơ kháng kháng sinh gia tăng.

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm mào tinh hoàn, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa.
1.2. Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau như Ibuprofen, Codeine hoặc Morphine có thể làm giảm sự đau đớn cho người bệnh viêm mào tinh hoàn.
1.3. Điều trị bổ sung cho các trường hợp bệnh nhân viêm mào tinh hoàn nhiễm lậu cầu
Nếu nghi ngờ nhiễm lậu cầu (N. gonorrhoeae) cần bổ sung azithromycin vào phác đồ ceftriaxone và doxycycline để tăng hiệu quả điều trị.
2. Điều trị viêm mào tinh hoàn bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác hoàn toàn không mang lại hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tinh hoàn tùy theo từng mức độ viêm.
3. Lưu ý khi điều trị viêm mào tinh hoàn
Khi điều trị viêm mào tinh hoàn cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị và hướng dẫn của thầy thuốc. Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc.
3.1. Thông báo bạn tình
Đối với viêm mào tinh hoàn do nhiễm lây qua đường tình dục (N. gonorrhoeae, C. trachomatis, hoặc M. genitalium), cần thông báo cho tất cả bạn tình có nguy cơ. Đồng thời, kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục (STIs), và điều trị bằng kháng sinh để phòng ngừa lây nhiễm.
Thời gian truy ngược là 6 tháng đối với C. trachomatis. 60 ngày đối với N. gonorrhoeae. 3 tháng đối với M. genitalium.
Nếu nghi ngờ các nguyên nhân lây qua đường tình dục khác, thời gian truy ngược được đề xuất là 60 ngày.
3.2. Theo dõi sau điều trị
Bệnh nhân vẫn cần thực hiện các biện pháp theo dõi, đánh giá như sau:
- Sau 3 ngày, nếu triệu chứng không cải thiện, cần tái khám để đánh giá lại chẩn đoán.
- Đối với viêm do lậu cầu, có thể thực hiện kiểm tra điều trị khỏi bằng nuôi cấy vi khuẩn sau khi hoàn tất điều trị 3 ngày.
- Sau 2 tuần, kiểm tra việc tuân thủ điều trị, đánh giá triệu chứng, thông báo bạn tình.
- Có thể thực hiện qua điện thoại, nhưng nếu triệu chứng còn kéo dài, bệnh nhân cần đến khám trực tiếp.
- Đối với lậu cầu, kiểm tra điều trị khỏi bằng NAAT sau 2 tuần kể từ khi hoàn tất điều trị.
- Sau 4 tuần, đối với viêm mào tinh hoàn do C. trachomatis hoặc M. genitalium, cần thực hiện xét nghiệm xác nhận điều trị khỏi.
4. Biện pháp khắc phục tại nhà
Bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp để cải thiện tình trạng tại nhà như:
- Sử dụng một túi nước đá chườm lên tinh hoàn. Thời gian thực hiện trong 15 đến 20 phút mỗi giờ hoặc theo chỉ dẫn. Việc này giúp ngăn ngừa tổn thương mô và giảm sưng và đau.
- Nghỉ ngơi trên giường và nâng cao bìu. Thực hiện bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn dưới bìu để giúp giảm sưng, đau.
- Sử dụng dụng cũ hỗ trợ hỗ trợ bìu và có thể giúp thoải mái hơn khi đứng.
- Nên hạn chế nâng vật nặng hoặc căng cơ. Điều này có thể làm tình trạng sưng nặng hơn.
Xem thêm bài viết được quan tâm: