Khoản cần thắt lưng, khoản đừng buộc bụng
Phóng sự cũng phản ánh nghịch lý chi tiêu cho thấy nhiều người dân còn lúng túng để xác định khoản nào cần "thắt lưng", khoản nào đừng "buộc bụng". Chị Hồng Mai - tiểu thương tại chợ Xóm Chiếu cho biết theo quan sát của chị, khách đến mua tạp hoá hiện tại "chịu chi" cho những sản phẩm dùng ngoài thân như nước tẩy rửa nhưng lại "căn ke" với những nguyên liệu, thực phẩm, gia vị ăn vào người.
Còn theo báo cáo gần đây của Kantar, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có giá thấp hơn. Đứng đầu danh sách này, đáng ngạc nhiên là dầu ăn, mặc dù đây vốn là một nguyên liệu quan trọng được sử dụng để chế biến các bữa ăn hằng ngày cho cả gia đình.
Nhận định về vấn đề này, trong phóng sự "chi tiêu hợp lý để đầu tư cho sức khỏe" của VTV- Chuyển động 24H, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, doanh nhân Thái Vân Linh (Shark Linh) cho biết: "Việc cắt giảm này được xem là biểu hiện của một nghịch lý trong đầu tư. Nếu nhìn theo quy tắc 50/30/20 trong quản lý tài chính cá nhân, chúng ta nên cắt giảm nhóm chi tiêu cho mong muốn cá nhân trước, hơn là cắt giảm chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu. Đặc biệt là nguyên liệu được dùng trong tất cả bữa ăn hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lâu dài như dầu ăn." Shark Linh nhấn mạnh, khi nhắc đến "thắt lưng buộc bụng", người tiêu dùng không nên quá căn ke với những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, bởi vì đây là một khoản đầu tư luôn cần được duy trì.
Việc chọn giá tiền thay vì chất lượng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, vì nếu chọn sử dụng những thực phẩm, nguyên liệu rẻ hơn để nạp vào người có thể tạo ra cảm giác tức thời về ổn định tài chính nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe như bệnh tim mạch, nguy cơ ung thư... Chưa kể, chi phí điều trị về sau có thể cao hơn gấp nhiều lần.
Chủ động đầu tư cho sức khoẻ trái tim ngay từ hôm nay
Song hành với tình hình kinh tế khó khăn sau COVID-19, còn có một "đại dịch" khác luôn diễn ra âm thầm với hậu quả nghiêm trọng. "Kể cả khi đại dịch Covid xảy ra, theo số liệu năm 2021 thì Covid chỉ là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3, còn nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vẫn là bệnh tim mạch." – TS.BS. Phạm Trần Linh - Phó Chủ tịch phân hội Nhịp Tim Việt Nam – Hội tim mạch học Việt Nam cho biết trong khuôn khổ chương trình hưởng ứng ngày Tim mạch thế giới 29.09 tại Thái Bình.
Tại Việt Nam, theo thống kê mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Đáng nói, các bệnh lý tim mạch đang ngày càng trẻ hoá. Bởi lẽ, nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch không chỉ là các yếu tố nguy cơ từ di truyền, giới tính… mà chủ yếu đến từ các yếu tố thay đổi được là lối sống và chế độ dinh dưỡng. Do đó, theo TS.BS. Phạm Trần Linh, với những hành động tưởng chừng như rất đơn giản như không hút thuốc lá, ăn giảm mặn, hạn chế mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật… có thể giúp chúng ta tránh được ít nhất 80% các ca tử vong sớm do bệnh tim mạch.
"Trong chế độ dinh dưỡng, không chỉ dừng lại ở thực phẩm, mà ngay cả các nguyên liệu chế biến cũng đóng vai trò quan trọng trong "chiến lược" đầu tư cho sức khỏe. Như với dầu ăn, không phải loại dầu ăn nào cũng như nhau. Một chai dầu ăn có nguyên liệu thành phần tốt cho trái tim cũng sẽ góp phần giúp cho chúng ta có một trái tim khoẻ" – Chuyên gia nhấn mạnh.
Theo khuyến nghị, người tiêu dùng có thể chọn lựa các loại dầu ăn có nguồn gốc nguyên liệu tự nhiên cao cấp, tốt cho sức khoẻ trái tim như dầu đậu nành và dầu gạo lứt vì có chứa nhiều dưỡng chất quý giá như Omega 3-6-9 và Gamma Oryzanol, Phytosterol, giúp đẩy lùi cholesterol xấu hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Đầu tư cho sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng được xem là một khoản đầu tư lâu dài và bền vững. Với một trái tim khỏe, không chỉ chất lượng sống được tăng lên mà còn giúp phòng ngừa được gánh nặng từ các chi phí y tế về sau. Tất cả những điều này đều đến từ quyết định chi tiêu hằng ngày của mỗi gia đình về những thực phẩm, nguyên liệu được nạp vào cơ thể. Hãy tỉnh táo để chọn lựa đúng đối với "khoản cần thắt lưng" và "khoản đừng buộc bụng"!