Suy giáp: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và cách phòng bệnh

08-05-2024 08:26 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Tuyến giáp hoạt động yếu ảnh hưởng đến sức khỏe, gây rối loạn chức năng sinh lý, hoạt động của nhiều cơ quan trên cơ thể. Suy giáp cần được phát hiện càng sớm càng tốt bởi nếu chậm trễ có thể làm giảm khả năng điều trị.

Tổng quan về tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới da, ở phía trước cổ, ở hai bên và trước khí quản. Tuyến giáp có hình dạng giống cánh bướm với thùy phải và trái ở hai bên khí quản, eo ở giữa.

Tuyến giáp hoạt động yếu ảnh hưởng đến sức khỏe, gây rối loạn chức năng sinh lý, hoạt động của nhiều cơ quan trên cơ thể.

Tuyến giáp hoạt động yếu ảnh hưởng đến sức khỏe, gây rối loạn chức năng sinh lý, hoạt động của nhiều cơ quan trên cơ thể.

Tuyến giáp sản xuất và giải phóng một số hormone nhất định gồm: thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Các hormone này có vai trò chính trong kiểm soát tốc độ trao đổi chất và sử dụng năng lượng. Ngoài ra, tuyến giáp còn bài tiết calcitonin tham gia điều hòa nồng độ calci trong máu. Hormon giáp làm tăng quá trình trao đổi chất ở hầu hết các mô trong cơ thể.

Chức năng của tuyến giáp là:

  • Làm tăng hoạt động tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid làm tăng đường huyết và tăng cường chuyển hóa lipid tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, gây giảm cân.
  • Tác động lên hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.
  • Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu qua tim, tăng hô hấp để cung cấp oxy cho sự chuyện hóa ở các mô cơ quan.
  • Tăng cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh.
  • Tác dụng trên sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là bộ não.
  • Duy trì ổn định lượng canxi trong máu.
  • Tác động lên hệ tiêu hóa, tim mạch.
  • Có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương và giúp cơ thể đạt được khối lượng xương đỉnh vào tuổi trưởng thành.

Suy giáp là bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, sản xuất hormon không đủ nhu cầu của cơ thể.

Khi nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp, các tế bào của cơ thể không thể nhận đủ hormone tuyến giáp và các quá trình chuyển hóa của cơ thể trở nên chậm lại. Khi cơ thể hoạt động chậm, bạn có thể nhận thấy mình lạnh hơn, dễ mệt mỏi hơn, da khô hơn, giảm trí nhớ, trầm cảm và bắt đầu bị táo bón. Bởi các triệu chứng thường thay đổi và không đặc hiệu, cách duy nhất để biết chắc chắn liệu bạn có bị suy giáp hay không là xét nghiệm máu định lượng TSH.

Nguyên nhân gây suy giáp

Gồm có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy giáp:

  1. Teo tuyến giáp là nguyên nhân phổ biến nhất. Tuyến giáp bị teo lại khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormon giáp để cung cấp cho cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do di truyền, tác động của thuốc hoặc bệnh viêm tuyến giáp. Suy giáp thường được gây ra chủ yếu bởi teo tuyến giáp.
  2. Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto, Bệnh có thể xảy ra cùng với một số bệnh tự miễn khác như: thiếu máu ác tính, đái tháo đường, teo tuyến thượng thận, xơ gan, nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, suy buồng trứng...Đây cũng bệnh vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân, gây ra rất nhiều biến chứng như bướu cổ, bệnh tim mạch, tâm thần kinh, phù niêm và có thể gây dị tật bẩm sinh khi mang bầu. Vì thế, nếu không điều trị bệnh một cách nhanh chóng và triệt để thì sẽ gây ra các hậu quả nặng nề.
  3. Thứ phát sau điều trị cường giáp bằng phẫu thuật hoặc Iod phóng xạ, sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp do u lành hoặc ác tính,...

Những nguyên nhân khác. Biến chứng sau điều trị cường giáp, người bệnh bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật, đồng hóa trị. Thiếu i-ốt trong chế độ ăn hằng ngày. Suy giáp bẩm sinh. Thứ phát sau khi bị bệnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Triệu chứng khi bị suy giáp

Do tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể nên khi có những triệu chứng suy giáp sẽ ảnh hưởng lớn đến chuyển hóa nên khi có hiện tượng suy giáp sẽ có những biểu hiện lâm sàng khá rõ ràng.

Các triệu chứng xuất hiện từ từ, không rầm rộ.

Thần kinh: Giảm trí nhớ, tinh thần chậm chạp, trầm cảm. Mất điều hoà vận động, giảm thính lực.

Tim mạch: Nhịp chậm < 60 lần/phút,  huyết áp tâm thu giảm thấp, cao huyết áp tâm trương. Tiếng tim mờ, tràn dịch màng ngoài tim. Xquang tim phổi có thể gặp bóng tim to.

Dạ dày ruột: Táo bón thường gặp do giảm nhu động ruột. Giảm tiết acid ở dạ dày.

Thận: Giảm bài tiết nước tiểu do giảm Na máu. Độ lọc cầu thận giảm do giảm lượng máu đến thận nhưng Creatinin bình thường.

Hô hấp: Kém đáp ứng với tình trạng giảm O2 và tăng CO2. Tràn dịch màng phổi.

Cơ xương khớp: Đau khớp, tràn dịch khớp, chuột rút.

Huyết học: Thiếu máu đẳng sắc hay nhược sắc, hồng cầu bình thường hoặc lớn.

Da và niêm mạc: Da khô, lạnh. Lông, tóc, móng khô, dễ gãy. Môi dày, lưỡi to, giọng khàn do thâm nhiễm glycosaminoglycan.

Điều trị suy giáp

Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay thì có rất nhiều cách chữa suy giáp hiệu quả và làm giảm đi các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Sử dụng hormone thay thế. Vì suy giáp là tình trạng thiếu hụt lượng hormone giáp nên sử dụng hormon thay thế là biện pháp chính trong cách chữa bệnh suy giáp.

Hormon thay thế là loại thuốc có tính chất tương đồng với lượng hormone mà chính tuyến giáp gây ra. Thuốc này sẽ giúp bù đắp lại lượng hormon mà bị thiếu, giúp cân bằng lại cơ thể và làm giảm đi các triệu chứng của căn bệnh này.

Các thuốc thay thế hormone thông thường sẽ được uống vào lúc sáng, trước bữa ăn. Ngoài ra có một số loại thuốc được sử dụng theo dạng tiêm, phụ thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ.

Ở giai đoạn đầu điều trị, người bệnh sẽ được tái khám sau khoảng 6-8 tuần và thực hiện các xét nghiệm máu để xem xét được các hiệu quả ban đầu để điều chỉnh lượng thuốc nếu cần thiết. Khi có được liều lượng điều trị phù hợp thì bác sĩ có thể giảm tần suất tái khám của người bệnh xuống còn khoảng 6 tháng/lần hoặc một năm/lần.

Một số loại thuốc thay thế hormone được sử dụng phổ biến cho người trưởng thành bao gồm: Liothyronine, Levothyroxine, Liotrix, ... . Số lần sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào thời gian có tác dụng của thuốc.

Với trường hợp trẻ bị suy giáp bẩm sinh thì bệnh sẽ có biểu hiện ngay từ khi còn đang bú mẹ hoặc ở độ tuổi thanh thiếu niên. Với trường hợp này thì thuốc Thyroxin là nhóm thuốc được áp dụng chủ yếu.

Cách tốt nhất để ngăn bệnh diễn tiến nghiêm trọng là phát hiện sớm, theo dõi các dấu hiệu và điều trị nhanh chóng.

Cách tốt nhất để ngăn bệnh diễn tiến nghiêm trọng là phát hiện sớm, theo dõi các dấu hiệu và điều trị nhanh chóng.

Cách phòng ngừa suy giáp

Bệnh suy giáp có thể phòng ngừa dựa trên nguyên nhân gây bệnh:

  • Không cắt lể khi có bướu giáp.
  • Bổ sung i-ốt vào bữa ăn hằng ngày theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Các thực phẩm chứa nhiều i-ốt gồm: trứng; các sản phẩm từ sữa; thịt, gia cầm và hải sản; rong biển. Các nguồn giàu khoáng chất này bao gồm hải sản, rau xanh lá cây và muối chứa i-ốt.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm xét nghiệm máu để đo mức độ hormon giáp kết hợp nồng độ TSH có thể giúp phát hiện suy giáp sớm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có yếu tố nguy cơ cao hoặc có triệu chứng liên quan.
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc lá, các hợp chất hóa học có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
  • Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng có thể hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp.

Cách tốt nhất để ngăn bệnh diễn tiến nghiêm trọng là phát hiện sớm, theo dõi các dấu hiệu và điều trị nhanh chóng.

Xem thêm video được quan tâm

Tiêm vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Chuyên gia nói gì? | SKĐS


Bs Nguyễn Xuân
Tags:
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn