Hà Nội

Nguyên nhân gây suy giáp và hướng điều trị

20-04-2024 21:06 | Y học 360
google news

SKĐS - Suy giáp là bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, sản xuất hormon không đủ nhu cầu của cơ thể. Suy giáp cần được phát hiện càng sớm càng tốt do bệnh diễn biến âm thầm và ngày càng nặng hơn.

Những dấu hiệu suy giáp ở trẻ cha mẹ cần lưu ýNhững dấu hiệu suy giáp ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

SKĐS - Trẻ mắc suy giáp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần gây ra tình trạng chậm phát triển. Cùng với đó trẻ sẽ mất đi cơ hội hòa nhập cộng đồng và gia tăng gánh nặng điều trị cho gia đình.

Tuyến giáp hoạt động yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây rối loạn chức năng sinh lý, hoạt động của nhiều cơ quan trên cơ thể. 

Suy giáp có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Việc chậm trễ phát hiện có thể làm giảm khả năng điều trị.

Suy giáp là bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, sản xuất hormon không đủ nhu cầu của cơ thể.

Suy giáp là bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, sản xuất hormon không đủ nhu cầu của cơ thể.

Chức năng của tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới da, ở phía trước cổ, ở hai bên và trước khí quản. Tuyến giáp có hình dạng giống cánh bướm với thùy phải và trái ở hai bên khí quản, eo ở giữa.

Tuyến giáp sản xuất và giải phóng một số hormone nhất định gồm: thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Các hormon này có vai trò chính trong kiểm soát tốc độ trao đổi chất và sử dụng năng lượng. Ngoài ra, tuyến giáp còn bài tiết calcitonin tham gia điều hòa nồng độ calci trong máu. Hormon giáp làm tăng quá trình trao đổi chất ở hầu hết các mô trong cơ thể.

Chức năng của tuyến giáp là:

  • Làm tăng hoạt động tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid làm tăng đường huyết và tăng cường chuyển hóa lipid tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, gây giảm cân.
  • Tác động lên hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.
  • Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu qua tim, tăng hô hấp để cung cấp oxy cho sự chuyện hóa ở các mô cơ quan.
  • Tăng cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh.
  • Tác dụng trên sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là bộ não.
  • Duy trì ổn định lượng canxi trong máu.
  • Tác động lên hệ tiêu hóa, tim mạch.

Có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương và giúp cơ thể đạt được khối lượng xương đỉnh vào tuổi trưởng thành. 

Nguyên nhân gây suy giáp

Gồm có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy giáp:

Teo tuyến giáp là nguyên nhân phổ biến nhất. Tuyến giáp bị teo lại khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormon giáp để cung cấp cho cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do di truyền, tác động của thuốc hoặc bệnh viêm tuyến giáp. Suy giáp thường được gây ra chủ yếu bởi teo tuyến giáp.

Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto, Bệnh có thể xảy ra cùng với một số bệnh tự miễn khác như: thiếu máu ác tính, đái tháo đường, teo tuyến thượng thận, xơ gan, nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, suy buồng trứng...

Đây cũng bệnh vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân, gây ra rất nhiều biến chứng như bướu cổ, bệnh tim mạch, tâm thần kinh, phù niêm và có thể gây dị tật bẩm sinh khi mang bầu. Vì thế , nếu không điều trị bệnh một cách nhanh chóng và triệt để thì sẽ gây ra các hậu quả nặng nề.

Thứ phát sau điều trị cường giáp bằng phẫu thuật hoặc Iod phóng xạ, sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp do u lành hoặc ác tính,...

Những nguyên nhân khác. Biến chứng sau điều trị cường giáp, người bệnh bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật, đồng hóa trị. Thiếu i-ốt trong chế độ ăn hằng ngày. Suy giáp bẩm sinh. Thứ phát sau khi bị bệnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Triệu chứng lâm sàng khi bị suy giáp

Do tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể nên khi có những triệu chứng suy giáp sẽ ảnh hưởng lớn đến chuyển hóa nên khi có hiện tượng suy giáp sẽ có những biểu hiện lâm sàng khá rõ ràng. Đó là những hội chứng liên quan đến hầu hết các bộ phận cũng như chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Cụ thể là hội chứng giảm chuyển hóa, hội chứng da và niêm mạc biểu hiện với phù niêm, lưỡi to bè ra hai bên, da dày, những biểu hiện tim mạch, nhịp tim chậm, huyết áp thấp, thần kinh tâm thần bị rối loạn, chán ăn, tiêu hóa giảm, mệt mỏi, ngủ nhiều, tóc khô rụng, nhu cầu sinh lý giảm....

Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay thì có rất nhiều cách chữa suy giáp hiệu quả và làm giảm đi các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay thì có rất nhiều cách chữa suy giáp hiệu quả và làm giảm đi các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Phương pháp điều trị suy giáp

Sử dụng hoormon thay thế. Vì suy giáp là tình trạng thiếu hụt lượng hormon giáp nên sử dụng hormon thay thế là biện pháp chính trong cách chữa bệnh suy giáp.

Hormon thay thế là loại thuốc có tính chất tương đồng với lượng hormon mà chính tuyến giáp gây ra. Thuốc này sẽ giúp bù đắp lại lượng hormon mà bị thiếu, giúp cân bằng lại cơ thể và làm giảm đi các triệu chứng của căn bệnh này.

Các thuốc thay thế hormon thông thường sẽ được uống vào lúc sáng, trước bữa ăn. Ngoài ra có một số loại thuốc được sử dụng theo dạng tiêm, phụ thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ.

Ở giai đoạn đầu điều trị, người bệnh sẽ được tái khám sau khoảng 6-8 tuần và thực hiện các xét nghiệm máu để xem xét được các hiệu quả ban đầu để điều chỉnh lượng thuốc nếu cần thiết. Khi có được liều lượng điều trị phù hợp thì bác sĩ có thể giảm tần suất tái khám của người bệnh xuống còn khoảng 6 tháng/lần hoặc một năm/lần.

Một số loại thuốc thay thế hormon được sử dụng phổ biến cho người trưởng thành bao gồm: Liothyronine, Levothyroxine, Liotrix, ... . Số lần sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào thời gian có tác dụng của thuốc.

Với trường hợp trẻ bị suy giáp bẩm sinh thì bệnh sẽ có biểu hiện ngay từ khi còn đang bú mẹ hoặc ở độ tuổi thanh thiếu niên. Với trường hợp này thì thuốc Thyroxin là nhóm thuốc được áp dụng chủ yếu.

Xem thêm video được quan tâm

Làm thế nào để không bị nám da khi mang thai? | SKĐS


Bs Nguyễn Xuân
Ý kiến của bạn
Tags: