Sẽ đổi mới thi tốt nghiệp "đậm đặc" nhưng không sốc

11-06-2014 15:07 | Thời sự
google news

Đáp lại lo lắng của ĐBQH về những tốn kém, căng thẳng trong thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết sẽ đổi mới kỳ thi "đậm đặc hơn" song hứa không gây sốc và tốn kém cho xã hội.

Đáp lại lo lắng của ĐBQH về những tốn kém, căng thẳng trong thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết sẽ đổi mới kỳ thi "đậm đặc hơn" song hứa không gây sốc và tốn kém cho xã hội.

ĐB Đàng Thị Mỹ Hương: Bộ trưởng cho biết còn đổi mới kỳ thi nào nữa hay không, đến khi nào chỉ còn 1 kỳ thi và tổ chức như thế nào?

ĐB Đàng Thị Mỹ Hương: Bộ trưởng cho biết còn đổi mới kỳ thi nào nữa hay không, đến khi nào chỉ còn 1 kỳ thi và tổ chức như thế nào?

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Vũ Luận sáng nay 11-6, đại biểu (ĐB) Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn Ninh Thuận) bức xúc nói việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua với nội dụng rút từ 6 môn xuống còn 4 môn, học sinh được tự chọn 2 môn và đổi mới cách xét tuyển, được dư luận cho rằng đó là đánh giá không toàn diện, khuyến khích học lệch, đồng thời gây tốn kém thời gian tiền bạc và gây căng thẳng cho gia đình cũng như xã hội.

“Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn đang truyền hình trực tiếp, xin Bộ trưởng cho biết còn đổi mới kỳ thi nào nữa hay không, đến khi nào chỉ còn 1 kỳ thi và tổ chức như thế nào để cử tri cả nước theo dõi?” - ĐB Đàng Thị Mỹ Hương chất vấn.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết trước đây thi tốt nghiệp THPT gồm 6 môn, trong đó môn văn, toán, ngoại ngữ là bắt buộc, các môn do Bộ chọn là sử, địa lý, hóa, sinh. Trong quá trình phân tích đánh giá thực trạng để xây dựng đề án đổi mới, Bộ GD-DT nhận thấy 3 môn bắt buộc và các môn theo đuổi thi đại học được dạy và học rất cẩn thận, đầy đủ, chu đáo.

Các môn trong danh sách lựa chọn thì học sinh và giáo viên có tâm lý vừa học vừa chờ đợi nên Bộ quy định ngày 31-3 mới công bố môn thi đề phòng dạy và học đối phó. Trò đối phó với thầy, thầy đối phó hiệu trưởng, hiệu trưởng đối phó với Sở, Bộ. Do đó, việc đổi mới như kỳ thi vừa rồi là để khắc phục tình trạng học lệch, đối phó và tuân thủ nguyên tắc học gì thi nấy. Học sinh tự chọn môn thi là vừa chú trọng giáo dục toàn diện, vừa định hướng nghề nghiệp cho các em.

“Quá trình dạy và học đã thay đổi, từ chỗ dạy cho số đông sang chú ý đến hình thành phát triển từng cháu. Trước đây giáo viên nói dạy 1 lớp 40 cháu nay chuyển sang dạy 40 cháu trong 1 lớp” - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói. Bộ trưởng cũng báo cáo thêm hiện tượng lần đầu tiên chỉ có 1 học sinh ở hội đồng thi, Bộ sẽ tính tính toán, cân nhắc cho biệu quả.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định việc đổi mới thi tốt nghiệp sẽ tiếp tục đậm đặc hơn, sâu hơn nhằm thực hiện lộ trình tiến tới 1 kỳ thi quốc gia

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định việc đổi mới thi tốt nghiệp sẽ tiếp tục đậm đặc hơn, sâu hơn nhằm thực hiện lộ trình tiến tới 1 kỳ thi quốc gia

Trả lời câu hỏi “Có tiếp tục đổi mới kỳ thi nào nữa không”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định năm học vừa rồi chỉ là đổi mới một bước. Việc đổi mới sẽ tiếp tục đậm đặc hơn, sâu hơn nhằm thực hiện lộ trình tiến tới 1 kỳ thi quốc gia. “Nhưng thay đổi không gây sốc không gây khó khăn cho xã hội” - Bộ trưởng hứa.

ĐB Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ) đặt câu hỏi “Hạnh kiểm tốt của học sinh càng ở lớp cao càng giảm. Hiện tượng đánh nhau, đánh thầy, tung clip lên mạng rất bức xúc trong dư luận. Bộ GD-ĐT đã và sẽ có giải pháp gì khắc phục?”

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời việc giáo dục toàn diện học sinh sinh viên là vấn đề đang được tập trung chú ý, đã có thay đổi trong chỉ đạo. Cụ thể là hướng học sinh có hoạt động trải nghiệm, gắn nhà trường với xã hội. Ngoài việc thầy cô dạy còn có các chủ thể khác như cựu chiến binh, hội phụ nữ…, gắn hoạt động địa phương cơ sở với nhà trường để giáo dục lòng yêu nước, tình quê hương, ý thức trách niệm của học sinh. Bộ GD-DT cũng đang chỉ đạo đổi mới dạy các môn liên quan đạo đức như Giáo dục công dân, Chính trị.

Bộ trưởng cũng lưu ý cách đánh giá đạo đức học sinh hiện nay là ở bậc học trên, kết quả học tập phải giỏi, xuất sắc hoặc khá mới được xếp loại đạo đức đức tốt. Học kém không thể có đạo đức tốt nên không có nghĩa là cấp học càng cao đạo đức càng thấp, vì 50% để đánh giá đạo đức là phụ thuộc vào kết quả học tập.

 

 


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn