Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.045.290 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.725 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.038.959 ca, trong đó có 1.744.645 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (511.461), Bình Dương (292.143), Đồng Nai (99.339), Hà Nội (91.182), Tây Ninh (85.732).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.747.462 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.218 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.938 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 855 ca; Thở máy không xâm lấn: 136 ca; Thở máy xâm lấn: 702 ca; ECMO: 19 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 180 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.788 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.519.938 mẫu tương đương 76.308.450 lượt người, tăng 39.025 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 16/01 có 897.167 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 168.960.116 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.618.347 liều, tiêm mũi 2 là 72.437.514 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 17.904.255 liều.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 15/1 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 330.867.567 ca, trong đó có 5.561.649 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 264.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 51 triệu ca và trên 96.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 17/1, thế giới có 114 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 96 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 100.000 ca), Anh và Pháp cũng lần đầu tiên kể từ đầu dịch tới nay chứng kiến trên 100.000 ca/ngày, trong khi Mỹ cũng có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 2.000 ca.
Tại Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với 67.295.833 ca mắc và 873.594 ca tử vong, dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy số trẻ em phải nhập viện điều trị COVID-19 đang ở mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Theo CDC Mỹ, hiện trung bình mỗi ngày nước này ghi nhận 893 trẻ dưới 17 tuổi mắc COVID-19 nhập viện - mức cao nhất kể từ khi cơ quan này bắt đầu thống kê vào tháng 8/2020.
Trong 1 ngày qua, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 64.726 ca mắc mới COVID-19 và 238 ca tử vong. Tổng số ca bệnh ở khu vực này tới nay vượt 15.795.700 trường hợp và 310.502 ca tử vong.
Đà Nẵng "bác" tin đồn sẽ phong tỏa cứng trong ngày 25 Tết
Liên quan đến tin đồn xuất hiện trên mạng xã hội về việc TP Đà Nẵng sẽ phong tỏa cứng trong ngày 25 Tết, bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng khẳng định tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 vào chiều 17/1: hoàn toàn không có chuyện này.
Thành phố tuyệt đối "không ngăn sông cấm chợ", không ngăn cản, hạn chế đi lại; đảm bảo giao thông thông suốt và mọi điều kiện để người dân vui đón Tết. Tuy nhiên, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm túc 5K và các biện pháp hành chính trong công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình COVID-19 trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch Ngô Thị Kim Yến đề nghị các địa phương nhanh chóng đánh giá tình hình từng khu vực để ra quyết định cấp độ dịch phù hợp, từ đó triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả. Đồng thời, Sở Công Thương chủ động phối hợp các địa phương kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch tại các chợ; triển khai hiệu quả việc lấy mẫu xét nghiệm 3 ngày/lần đối với tiểu thương các chợ.
Các đơn vị, địa phương tập trung tối đa nguồn lực bảo vệ các chợ để tạo điều kiện cho người dân, tiểu thương mua sắm, buôn bán trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 cũng như bảo vệ các cơ sở y tế để bảo đảm công tác khám, chữa bệnh.
Sở Công Thương nắm kỹ, kịp thời kiểm tra, xử lý các tình huống phát sinh về dịch bệnh tại các chợ; có hướng dẫn thống nhất về việc xét nghiệm định kỳ cho các tiểu thương từ nay đến Tết, bảo đảm chi phí các tiểu thương bỏ ra cho công tác xét nghiệm ở mức thấp nhất. Nếu người dân và tiểu thương thực hiện nghiêm biện pháp 5K, cơ quan chức năng làm tốt công tác sàng lọc thì thành phố sẽ kiểm soát được tình hình ở những điểm nóng này…
Số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại TP HCM liên tục giảm
Theo công bố của Bộ Y tế, ngày 17/1, TP HCM có 204 ca mắc COVID-19. Đây là số lượng thấp kỷ lục ghi nhận tại thành phố này kể từ đầu tháng 7/2021 đến nay. Nhiều ngày qua, số ca nhiễm ở thành phố này liên tiếp giảm sâu, từ 402 ca ngày 14/1, 364 ca ngày 15/1, 289 ca ngày 16/1 và 204 ca ngày 17/1.
Trong 7 ngày gần đây, tình hình dịch COVID-19 ở TP HCM có dấu hiệu hạ nhiệt sau thời gian dài căng mình chống dịch. Các chỉ số dịch tễ bao gồm tỷ lệ F0/100.000 dân/tuần, ca nhập viện, tử vong đã được kéo giảm mạnh so với giai đoạn từ tháng 7 đến cuối tháng 9. Ngày 17/1, số ca tử vong của TP HCM là 12 người (một ca từ Tiền Giang chuyển đến). Đây là con số thấp nhất trong nhiều tháng qua.
Đến nay, thành phố ghi nhận 30 trường hợp mắc biến chủng Omicron, trong đó 12 ca đã xuất viện.
Các bệnh viện đang điều trị hơn 3.700 F0, thấp hơn 10 lần so với khi cao điểm cách đây 5 tháng. Hiện, số ca nặng cần hỗ trợ hô hấp giảm còn hơn 1.100.
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Y tế TP HCM, tình hình dịch bệnh trên địa bàn bước đầu được kiểm soát, số ca mắc mới và số ca tử vong giảm dần. Hiện, số lượng người bệnh điều trị tại các bệnh viện dã chiến chiếm khoảng 10-30% công suất giường bệnh. Thành phố sẽ ngưng hoạt động 4 bệnh viện dã chiến số 3, 5, 10 và Củ Chi từ ngày 19/1, tạo điều kiện cho nhân viên y tế tham gia chống dịch có thời gian phục hồi sức khỏe.
Ca mắc COVID-19 tại các tỉnh miền Tây đa số là cộng đồng
Bến Tre có thêm 611 ca COVID-19 mới trong ngày 17/1, trong đó có tới 597 ca cộng đồng, có 601 người điều trị khỏi, trong ngày thêm 11 ca tử vong.
Trà Vinh ghi nhận 472 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 464 F0 cộng đồng, 4 trường hợp tử vong.
Tiền Giang có 408 ca dương tính với SASR-CoV-2, trong đó có 42 ca bằng phương pháp PCR và 366 ca test nhanh kháng nguyên, 78 ca điều trị khỏi và thêm 11 ca tử vong.
Cà Mau ghi nhận 403 ca mắc COVID-19, trong đó có 340 ca cộng đồng; có 700 người điều trị khỏi, 1 trường hợp tử vong.
Hậu Giang ghi nhận 294 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có đến 284 ca cộng đồng, điều trị khỏi 85 ca, 7 ca tử vong.
Vĩnh Long thêm 221 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 121 ca cộng đồng, điều trị khỏi 96 ca; 11 trường hợp tử vong.
Kiên Giang ghi nhận 123 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 66 ca cộng đồng, 57 ca trong khu phong tỏa.
TP Cần Thơ có thêm 114 ca mắc COVID-19, 88 người điều trị khỏi, 10 ca tử vong.
Bạc Liêu có thêm 106 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 76 F0 cộng đồng, 396 ca được xuất viện và 0 ca tử vong.
Sóc Trăng ghi nhận 82 ca mắc COVID-19 mới, 3 trường hợp tử vong.
Đồng Tháp phát hiện 61 ca mắc COVID-19, trong đó 33 ca cộng đồng, 64 người khỏi bệnh, 15 ca tử vong.
An Giang ghi nhận 47 trường hợp mắc COVID-19 và điều trị khỏi 314 trường hợp.