Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Đắk Lắk chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch; Đẩy nhanh hơn tiêm vaccine COVID-19

05-08-2022 08:08 | Y tế

SKĐS - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch COVID-19 nhất là trước những biến chủng mới phức tạp; Triển khai rà soát, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" trong tiêm chủng vaccine phòng COVID-19...

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, làm việc với y tế cơ sở của Đắk LắkQuyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, làm việc với y tế cơ sở của Đắk Lắk

SKĐS - Trò chuyện với các y bác sĩ tuyến cơ sở của Đắk Lắk, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan bày tỏ chia sẻ với khó khăn, vất vả của cán bộ y tế và mong các đồng chí tiếp tục nỗ lực, cố gắng, phát huy truyền thống của ngành làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân...

Tiếp theo chương trình làm việc tại Đắk Lắk, đoàn công tác Bộ Y tế do Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan là Trưởng đoàn đã làm việc với Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về công tác y tế và công tác phòng, chống dịch bệnh. 

Cùng tham gia đoàn công tác của Bộ Y tế có Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương; Lãnh đạo các Cục/ Vụ/Văn phòng và một số đơn vị trực thuộc Bộ.

Tham dự buổi làm việc về phía tỉnh Đắk Lắk có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung; Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị; Phó Chủ tịch UBND tỉnh H' Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Đắk Lắk chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch; Đẩy nhanh hơn tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 2.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. phát biểu tại cuộc làm việc với tỉnh Đắk Lắk

Nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19

Báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk tại buổi làm việc cho thấy, thời gian qua, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn đã thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong 7 tháng đầu năm, đã khám cho 920.794 lượt người, điều trị nội trú cho 121.320 lượt người, điều trị ngoại trú cho 32.750 lượt người. 

Ngành y tế Đắk Lắk cho hay: Sau dịch COVID-19, số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tăng từ 1,2 - 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2021, công suất sử dụng giường bệnh đạt 80%.

Về công tác phòng, chống dịch COVID-19, cộng dồn đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 171.486 ca mắc COVID-19, trong đó có 266 trường hợp tử vong. 

Về tình hình dịch sốt xuất huyết, toàn tỉnh ghi nhận 2.415 trường hợp mắc và tăng 5,1 lần so với cùng kỳ năm 2021, có 2 trường hợp tử vong. Dịch bắt đầu gia tăng từ tháng 6, đến nay đã phát hiện 140 ổ dịch nhỏ tại 61 xã/14 huyện, thị xã, thành phố. Ngành y tế đã điều tra xử lý 100% ổ dịch được phát hiện bằng phun hóa chất và vệ sinh môi trường.

Về công tác tiêm vaccine COVID-19, đến nay,  Đắk Lắk đã nhận 4.367.418 liều vaccine trong đó tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 4.262.859 liều. 

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Đắk Lắk chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch; Đẩy nhanh hơn tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 3.

Các đại biểu dự cuộc làm việc giữa Bộ Y tế và tỉnh Đắk Lắk về công tác y tế trên địa bàn Ảnh: HC

Tỉnh cũng đã chủ động nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác tiêm chủng vaccine COVID-19, tuy nhiên kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Cụ thể,  nhóm 18 tuổi trở lên tiến độ tiêm mũi 3 đạt 56,2%; mũi 4 đạt 28,9%. Nhóm trẻ từ 12-17 tuổi, tiêm mũi 2 đạt 96,1%, mũi 3 đạt 37,9%. Nhóm trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tiêm mũi 1 đạt 60,2%, mũi 2 đạt 19,6%.

Tuy nhiên ông Nay Phi La - Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cho hay, do sự chủ quan của người dân trong bối cảnh số ca mắc giảm, số ca nặng và tử vong ở mức rất thấp, nhiều người đã mắc không đồng ý tiêm các mũi vaccine tiếp theo vì cho rằng đã có miễn dịch bảo vệ tự nhiên.

Cùng đó một số người dân lo sợ phản ứng tại mũi tiêm vaccine tiếp theo do mũi tiêm trước từng có phản ứng, và nếu mắc bệnh cũng không còn nghiêm trọng nên đối tượng càng không muốn tiêm.

Ngoài ra, do điều kiện sống ở khu vực Tây Nguyên nói chung và tại Đắk Lắk nói riêng, người dân làm nương rẫy xa nhà và phải ở lại nương rẫy, phải đi đổi công xa hoặc đến tối mới trở về nơi cư trú nên việc tiếp nhận thông tin và tiêm vaccine có nhiều hạn chế và không theo lịch tiêm. 

Công tác tiêm chủng lưu động theo hình thức lập "tổ tiêm chủng đến từng nhà", tiêm lưu động vào các buổi tối tại các thôn, buôn cho người dân rất khó khăn...điều này dẫn tới tỷ lệ tiêm không đạt tiến độ, hao phí vaccine cao do phải hủy lọ vaccine vì không đủ số mũi tiêm/lọ theo quy định.

"Riêng đối với trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, các bậc cha mẹ vẫn còn e ngại về phản ứng sau tiêm, lo sợ ảnh hưởng lâu dài của vaccine đến sức khỏe của trẻ; các trường hợp trẻ mắc bệnh hầu hết ở mức độ nhẹ cũng dẫn đến tâm lý chủ quan của các bậc phụ huynh cho rằng tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ là không cần thiết"- ông Nay Phi La nói.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Đắk Lắk chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch; Đẩy nhanh hơn tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 4.

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung phát biểu tại buổi làm việc

Song song với công tác triển khai phòng, chống các loại dịch bệnh, Đắk Lắk cũng đã chỉ đạo các cấp ngành triển khai hoạt động giám sát, theo dõi bệnh đậu mùa khỉ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế là "sớm một bước, cao hơn một mức"; kịp thời ban hành các văn bản triển khai và tập huấn, hướng dẫn các tuyến chủ động ứng phó với dịch bệnh này.

Tại buổi làm việc, tỉnh Đắk Lắk cũng đã kiến nghị Bộ Y tế một số nội dung đề nghị Bộ Y tế đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm giao vốn để triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; 

Tiếp tục quan tâm để tỉnh được tiếp cận các dự án đầu tư mới, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, phát triển các chuyên khoa mũi nhọn, các dự án chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, trẻ em...

Tại buổi làm việc, đại diện các Vụ/Cục tham gia đoàn công tác của Bộ Y tế đã phân tích làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong công tác y tế và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh liên quan đến một số vấn đề như: nguồn nhân lực, trang thiết bị, đấu thầu thuốc, công tác phòng chống dịch…

Chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch COVID-19

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đánh giá cao sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh đối với công tác y tế và công tác phòng, chống dịch trong thời gian vừa qua. 

Theo Quyền Bộ truởng Bộ Y tế, mặc dù trải qua 2 năm đại dịch COVID-19 và gặp rất nhiều khó khăn nhưng công tác y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chuyển biến tích cực về đầu tư cơ sở vật chất, mạng lưới nguồn nhân lực, công tác khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Công tác phòng chống dịch của tỉnh đã triển khai rất chủ động, linh hoạt, dự báo, ứng phó kịp thời với tình hình diễn biến của dịch bệnh. 

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Đắk Lắk chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch; Đẩy nhanh hơn tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 5.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại cuộc làm việc

Đánh giá cao các giải pháp của tỉnh Đắk Lắk đề ra trong việc khắc phục các khó khăn, tồn tại để đạt được các kết quả tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân năm 2022, Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề nghị tỉnh thực hiện nghiêm các chỉ đạo/hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; tiếp tục triển khai thực hiện nâng cao chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế; 

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh; rà soát, triển khai các bước tổ chức mua sắm thuốc, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm, sinh phẩm, vaccine phục vụ công tác khám chữa bệnh một cách kịp thời. 

Theo Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan, tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp, do vậy tỉnh Đắk Lắk cần tiếp tục chỉ đạo sát sao trong công tác phòng, chống dịch; Chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch COVID-19 nhất là trước những biến chủng mới phức tạp; triển khai rà soát, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" trong việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng; chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong phòng, chống dịch sốt xuất huyết...

"Chúng ta có thể mời các già làng, trưởng bản những người có uy tín trong các địa bàn giúp việc tăng cường công tác tuyên truyền" - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Đối với các kiến nghị của tỉnh, Đoàn công tác ghi nhận, tiếp thu, xem xét cho ý kiến để có hướng xử lý trong thời gian tới.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Đắk Lắk chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch; Đẩy nhanh hơn tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 6.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H' Yim Kđoh thăm bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại TTYT Buôn Đôn Ảnh: Nam Trang

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cũng bày tỏ mong muốn Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tiếp tục dành sự quan tâm đến ngành y tế; các cấp các ngành tổ chức đoàn thể đồng hành cùng ngành y tế Đắk Lắk để hệ thống y tế của tỉnh tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung khẳng định thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác phòng chống dịch, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế; 

Đồng thời kiến nghị Bộ Y tế thành lập tổ công tác làm việc với các tỉnh Tây Nguyên về việc thực hiện Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Trung ương khu vực Tây Nguyên nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phát huy hiệu quả dự án và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân khu vực Tây Nguyên; 

Xem xét ban hành chính sách tiền lương đặc thù cho đối tượng viên chức là bác sĩ và các nhân viên y tế khác, chính sách thu hút, ưu đãi hỗ trợ đối với cán bộ y tế công tác lĩnh vực y tế dự phòng tại tuyến y tế cơ sở…

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Đắk Lắk chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch; Đẩy nhanh hơn tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 7.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khảo sát địa điểm xây dựng BVĐK TW khu vực Tây Nguyên

Còn 27 ngày: Hà Nội và 4 tỉnh tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - 12 tuổi thấp, chỉ dưới 20%Còn 27 ngày: Hà Nội và 4 tỉnh tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - 12 tuổi thấp, chỉ dưới 20%

SKĐS - Sau hơn 3,5 tháng triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - 12 tuổi, đến nay cả nước tiêm được gần 12,5 triệu liều; hiện chỉ còn 27 ngày để hoàn thành tiến độ tiêm theo chỉ đạo nhưng vẫn còn 5 tỉnh, thành tiêm mũi 2 rất chậm, chỉ dưới 20%, thậm chí có tỉnh dưới 13%

Thái Bình
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn