Hà Nội

Qua vụ bé trai bị điện giật tử vong khi học trực tuyến - Dạy trẻ kỹ năng an toàn là vô cùng cần thiết

10-09-2021 23:20 | Thời sự
google news

SKĐS - Sự việc nghi vấn bé trai 10 tuổi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị điện giật tử vong khi học online tại nhà khiến dư luận bàng hoàng, xót xa. Đây là hồi chuông cảnh báo cho việc trẻ sử dụng các thiết bị điện không an toàn tại nhà.

Xử trí tại chỗ khi bị điện giậtXử trí tại chỗ khi bị điện giật

SKĐS - Mưa bão là thời điểm xảy ra rất nhiều tai nạn do điện giật. Nguyên nhân là giông, bão... làm đổ cột điện, đổ cây làm đứt dây điện.

Vụ việc được cho là xảy ra trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội). Bên dưới nền nhà dây điện chằng chịt, bên cạnh là một cái kéo (không có cán nhựa) và một chiếc laptop.

Các tai nạn này có thể giảm thiểu và tránh được nếu cha mẹ quan tâm hơn và lưu ý dạy trẻ kỹ năng an toàn khi sử dụng điện.

Qua vụ bé trai bị điện giật tử vong khi học trực tuyến - Dạy trẻ kỹ năng an toàn khi sử dụng điện là vô cùng cần thiết - Ảnh 2.

Hiện trường vụ việc thương tâm xảy ra tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích ngay trong chính ngôi nhà của mình chiếm đến 50%

Thực tế hiện nay, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, học sinh tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước không thể đến trường học trực tiếp, vì vậy, khi học trực tuyến, nhiều phụ huynh chỉ lo con học sẽ bị cận thị, vẹo cột sống, ảnh ưởng tới tâm lý… mà quên mất việc trẻ cũng có thể gặp phải nguy hiểm khi sử dụng các thiết bị sạc điện như laptop, điện thoại… ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Theo các chuyên gia của Viện Khoa học an toàn Việt Nam, điện giật là một trong những tai nạn vô cùng nguy hiểm đối với trẻ em. Tai nạn do điện thường hay xảy ra ở mọi gia đình, khi sử dụng những đồ điện gia dụng. Nếu người lớn không cẩn thận và để mắt tới trẻ thường xuyên, thì trẻ em rất dễ bị điện giật.

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp cho biết, hàng năm, cả nước xảy ra từ 400 - 500 vụ tai nạn điện. Trong đó, 70% nguyên nhân là do mất an toàn điện khi sử dụng trong hộ gia đình.

Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích ngay trong chính ngôi nhà của mình chiếm đến 50%. Nguyên nhân chính liên quan tới các thiết bị điện trong gia đình chiếm tỉ lệ lớn. Các tai nạn này có thể giảm thiểu và tránh được nếu cha mẹ quan tâm hơn và lưu ý dạy trẻ kỹ năng an toàn khi sử dụng điện.

Qua sự việc đau lòng này, để tránh những vụ việc tương tự xảy ra, phụ huynh cần dạy con những điều cơ bản về điện và nguy hiểm về điện để có thể giữ cho chúng an toàn được phần nào.

Kỹ năng an toàn khi sử dụng điện là không thể thiếu đối với con trẻ

Viện Khoa học an toàn Việt Nam đưa ra các mẹo an toàn khi sử dụng điện ở nhà cho trẻ em. Theo đó, phụ huynh cần đảm bảo tất cả các dây điện và để những dây điện tránh xa khí hoặc bất kỳ nguồn nhiệt nào khác. 

Tránh để bất kỳ thiết bị nào được bật và sau đó để nó như là sự hiện diện của con bạn. Hãy chắc chắn rằng đã rút phích cắm thiết bị trước khi vệ sinh. Để các vật nhỏ xa tầm tay trẻ em có xu hướng cắm chúng vào ổ cắm. Che các ổ cắm mở trong tầm tay của một đứa trẻ.

Hầu hết trẻ em có xu hướng dính ngón tay vào ổ cắm, điều này có thể có rủi ro. Vì vậy, phụ huynh cần cất giữ các thiết bị điện và đồ dùng ngoài tầm với của trẻ.

Qua vụ bé trai bị điện giật tử vong khi học trực tuyến - Dạy trẻ kỹ năng an toàn khi sử dụng điện là vô cùng cần thiết - Ảnh 3.

Điện là mối hiểm họa vô cùng to lớn đối với trẻ em nếu như không được trang bị kỹ năng sử dụng

Phụ huynh cần dạy trẻ kỹ năng về an toàn khi sử dụng điện như: 

Nói chuyện với con về cách thức hoạt động của điện. Kiểm tra các đường dây điện trong môi trường xung quanh. 

Dạy cho trẻ về cách công ty điện lực đã làm việc để làm cho đường dây của họ an toàn. 

Chỉ cho chúng cách hoạt động của phích cắm và chúng không nên nhét bất cứ thứ gì vào ổ cắm điện…

Hãy cho chúng biết rằng nước làm cho điện trở nên nguy hiểm hơn. Chỉ ra một ví dụ, thiết bị đó phải luôn được rút ra trước khi vệ sinh và mọi thiết bị điện phải ra khỏi bất kỳ nguồn nước nào.

Phụ huynh nên tham khảo một số kỹ năng an toàn khi sử dụng thiết bị điện:

- Thiết kế các ổ điện âm tường, ổ điện ngoài tầm với của các bé. Nếu các ổ điện trong tầm với cần sử dụng các nắp che ổ điện để ngăn bé chọc tay vào…

- Một số đồ điện gia dụng như lò vi sóng, quạt, ấm đun nước, đặc biệt là những đồ điện trang trí có hình thù, màu sắc bắt mắt như: đèn ngủ, đèn nháy… nên để xa tầm với của trẻ, khi sử dụng xong cần cất lên cao.

- Luôn để mắt đến trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi từ 0-6 tuổi.

- Rút phích cắm, tắt công tắc các đồ điện tử trong trường hợp không sử dụng. Cất dây sạc điện thoại khi xạc xong để tránh trường hợp trẻ nghịch ngợm và cho vào mũi, miệng.

Bên cạnh đó, phụ huynh cần:

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, thay thế các thiết bị đã bị cũ hỏng để đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị rò rỉ, hở, mát.

- Dùng các ống luồn dây điện để các đường dây điện gọn gàng và tránh bị vật nuôi hay chuột cắn.

- Sử dụng thiết bị ngắt điện khi hệ thống tiếp đất lỗi cho những ổ cắm trong phòng tắm, nhà bếp và sân vườn. Những thiết bị này sẽ giúp phòng ngừa sốc điện ở những khu vực ẩm ướt.

- Sử dụng các loại ổ cắm và phích cắm 3 chấu vì chấu thứ 3 của phích cắm, ổ cắm điện là chấu tiếp đất. Giúp an toàn cho người sử dụng nếu không may điện bị rò rỉ.

- Không cho trẻ dùng máy sấy tóc và các thiết bị điện khác trong phòng tắm.

Do chúng ta sử dụng điện mỗi ngày nên có thể dễ dàng quên đi mức độ nguy hiểm của nó. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần trang bị cho trẻ các kỹ năng về an toàn điện để hạn chế rủi ro. Khi dạy trẻ, các kiến thức về an toàn điện cần được nhắc lại liên tục và rèn luyện thường xuyên để trở thành những kỹ năng. Hãy bảo vệ an toàn cho con em chúng ta ngay trong chính căn nhà của mình.

Mời bạn đọc xem video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T: Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội



Đỗ Vi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn