Hà Nội

Phát hiện sự 'bất thường' trong hành trình bay QZ8501

29-12-2014 10:55 | Quốc tế
google news

Một bạn đọc báo The Guardian nêu ra một vấn đề "khó hiểu" xung quanh sự mất tích của máy bay Air Asia.

10 giờ 02 (Giờ VN): Theo đó,Tổng giám đốc cơ quan vận tải hàng không của IndonesiaDjoko Murjatmodjo đã nói với các phóng viên hôm Chủ nhật rằng chuyến bay Air Aisia xuất hiện trên radar của Jakarta lúc 06:16 (giờ địa phương Surabaya) và biến mất một phút sau đó.

Trong khi đó, báo cáo của hãng Air Asia lại cho biết tất cả liên lạc giữa máy bay QZ8501 với đài kiểm soát không lưu đã mất vào thời điểm hơn một giờ sau đó (tức 07:24 - giờ địa phương Surabaya). Hãng Air Asia đã không làm rõ những gì xảy ra vào thời gian này.

Chiếc máy bay cất cánh khoảng 05:35, và biến mất khi đi được khoảng nửa hành trình (tức khoảng 2 tiếng 10 phút). Vậy nên, vị đọc giả trên cho rằng thời gian 6:17 của chính phủ dường như thuyết phục hơn. Tờ The Guardian cho biết họ sẽ nỗ lực tìm ra câu trả lời cho "khoảng thời gian trống khó hiểu" này từ phía hãng bay Air Asia.

Ngư dân Indonesia nghe tiếng nổ lớn, thấy máy bay rơi

9 giờ 53 (Giờ VN): Trả lời phỏng vấn kênh News Asia, các quan chức Indonesia cho biết việc tìm kiếm máy bay Air Asia mất tích ngày hôm nay (29-12) sẽ diễn ra xung quanh khu vực Pulau Momparang và Pulau Nangka. Các ngư dân cho biết họ đã nghe thấy một tiếng nổ lớn gần đảo Pulau Nangka, nhưng họ không chắc chắn. Trong khi đó, nhiều người dân khác cho biết họ đã nhìn thấy một chiếc máy bay rơi xuống gần Pulau Lung.

Dùng Sonar tìm kiếm máy bay dưới đáy biển

9 giờ 30 (Giờ VN): Tờ The Guardian dẫn lời phóng viên Kate Lamb từ Indonesia cho biết một quan chức Tìm kiếm và Cứu hộ vừa chính thức tuyên bố rất có khả năng máy bay Air Aisa mất tích đã nằm dưới đáy biển. Hãng thông tấn Pháp (AFP) cũng cho biết: "dường như máy bay Air Aisa mất tích đang nằm dưới đáy biển. "Các tọa độ cuối cùng mà máy bay còn tín hiệu là trên biển nên khả năng là chiếc máy bay đã rơi", Giám đốc Trung tâm Tìm kiếm Cứu hộ Indonesia Marshal Bambang Soelistyo nói trong cuộc họp báo tại Soekarno Hatta, Jakarta, vào sáng thứ hai.

Vị này cho biết thêm Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ nước này đang sử dụng hệ thống sonar (một kỹ thuật sử dụng sự truyền âm thanh,thường là bên dưới nước, để di chuyển, liên lạc hoặc phát hiện tàu bè, máy bay - NV) để tìm kiếm và phát hiện máy bay mất tích. "Hệ thống sonar có thể phát hiện máy bay rơi ở độ sâu khoảng 1000-2000 mét," Bambang nói.

 

Các thành viên gia đình của hành khách trên máy bay AirAsia QZ8501 chờ đợi thông tin bên trong các trung tâm khủng hoảng Air Asia tại Sân bay Juanda ở Surabaya, Đông Java 28 Tháng 12 2014 trong bức ảnh này được thực hiện bởi Antara Foto.

Tìm máy bay Air Aisa mất tích dễ hơn tìm MH370

9 giờ 15 (Giờ VN): Các quan chức Indonesia cho hay nếu máy bay QZ8501 đã bị rơi xuống biển thì việc tìm kiếm xác máy bay cũng sẽ khả quan. Khu vực biển Java (khu vực phía tây Thái Bình Dương, nơi chiếc máy bay biến mất khỏi màn hình radar) tương đối nông (46 mét). Điều này hoàn toàn trái ngược với tình trạng của máy bay mất tích trước đó là MH370, với độ sâu được dự báo gấp 100 lần, khoảng 4.570 mét.

9 giờ 05 (Giờ VN): Một quan chức Không quân Indonesia cho biết: "Chúng tôi đang tập trung khu vực tìm kiếm ở vùng biển phía đông và phía bắc của đảo Belitung. Trước đó, máy bay chở hàng hóa và phi hành đoàn từ Indonesia, Malaysia, Singapore và Australia đã chuẩn bị tham gia vào việc tìm kiếm và xác định vị trí hoạt động vào ngày thứ hai của cuộc tìm kiếm. Đã có đến 200 nhân viên được triển khai tại 4 khu vực đã tìm kiếm từ ngày hôm qua.

Máy bay Air Asia rơi vài đám mây Vũ tích

8 giờ 40 (Giờ VN): Tờ The Guardian đưa tin Cơ quan Khí tượng và Thủy văn Indonesia (BMKG) vừa xác nhận máy bay QZ8501 đã bay vào một khu vực có đám mây Vũ tích (Cumulonimbus) trước khi nó biến mất trong không phận Indonesia hơn 24 giờ trước.

Phóng viên Kate Lamb tại Indonesia dẫn lời một phát ngôn viên của BMKG cho biết "BMKG ghi nhận điều kiện thời tiết tại các điểm mà Air Asia đã mất liên lạc thuộc vùng biển Borneo đã có những đám mây Vũ tích nằm ở độ cao 45.000 feet (khoảng 13.716 mét)". Mây Vũ tích là một loại mây dày đặc và cao, thường gắn liền với những cơn bão và thời tiết khắc nghiệt.

Tổng giám đốc Vận tải hàng không thuộc Bộ Giao thông vận tải, Djoko Murjatmodjo, phát biểu trước báo chí vào hôm Chủ nhật rằng lần cuối cùng khi chiếc máy bay liên lạc với kiểm soát không lưu, nó đã yêu cầu nâng độ cao lên đến mức 38.000 bộ để tránh đám mây dày đặc. "Chiếc máy bay trong tình trạng tốt, nhưng thời tiết thì lại bất lợi", ông Djoko cho biết.

Trang Wikipedia định nghĩa: Mây Vũ tích (tiếng Anh: Cumulonimbusc cloud, từ tiếng Latin cumulus nghĩa là mây đống và nimbus nghĩa là mây bão) là một loại mây dày đặc phát triển theo phương thẳng đứng rất cao liên quan đến giông và sự bất thường khí quyển, hình thành hơi nước mang các dòng khí mạnh từ dưới lên. Mây vũ tích có thể tự hình thành, trong các đám mây, hoặc cùng với các dòng gió mạnh frông lạnh. Loại mây này có khả năng sản sinh tia sét và các loại thời tiết nghiêm trọng khác như gió giật, mưa đá, và thỉnh thoảng có lốc xoáy. Mây vũ tích được viết tắt là Cb và thuộc vào họ D2.

 

Nhân viên hải quân Indonesia giúp tìm kiếm các chuyến bay AirAsia QZ 8501 trên một máy bay CN235 trên biển Java. Ảnh: Antara Foto / Reuters

8 giờ 30 sáng (Giờ VN): Hãng tin Channel News Asia vừa cho biết sáng thứ Hai, máy bay QZ8501 đã hạ cánh an toàn tại sân bay Changi (Singapore). Tuy nhiên sau đó ít phút, hãng CNA lại cho biết rằng chiếc máy bay hạ cánh an toàn nói trên lại là máy bay trùng số hiệu QZ8501 với máy bay mất tích.

 

Hình ảnh từ Channel News Asia cho biết máy bay Air Asia đã hạ cánh an toàn

Tuy nhiên vài phút sau đó, hãng này đã cho biết máy bay hạ cánh an toàn là máy bay trùng mã số với máy bay mất tích

Tìm kiếm ngày thứ hai (29-12)

Sáng ngày 29-12: cuộc tìm kiếm chiếc máy bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia Indonesia, mất liên lạc với trạm kiểm soát chỉ 42 phút sau khi rời sân bay Surabaya lúc 5:30 sáng (giờ địa phương). Hiện nay, Singapỏe và Malaysia đã gửi thêm tàu chiến và máy bay đến phối hợp cùng Indonesia tìm kiếm và cứu hộ.

9 tàu hải quân, 5 máy bay, 1 trực thăng

Như đã thông tin, ngày 29-12, quân đội Indonesia đã điều động thêm 4 tàu chiến, 3 máy bay và 1 trực thăng tiến hành tìm kiếm chiếc QZ8501.

Tàu chiến của Singapore chuẩn bị xuất phát rạng sáng 29-12

Trong khi đó, Singapore cũng đã gửi 1 máy bay do thám C-130 cùng với 2 tàu hải quân đến hỗ trợ Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Indonesia.

Malaysia cũng đã đưa ra thông báo sẽ hỗ trợ cho chính quyền Jakarta thêm 1 máy bay do thám C-130 cùng 3 tàu hải quân để nhanh chóng tìm được QZ8501.

Thủy thủ đoàn Sigapore họp kế hoạch tìm kiếm sáng 29-12

Sáng nay, trả lời phóng viên tờ The Guardian (Anh), một quan chức Bộ giao thông Indonesia đã khẳng định chiếc QZ8501 sẽ nhanh chóng được tìm thấy "nếu điều khiện thời tiết thuận lợi".

Tuy nhiên, theo trang tin detik.com của Indonesia, một quan chức cơ quan cảnh sát vùng Belitung - khu vực xác định cuối cùng của QZ8501 - khẳng định tình hình biển hiện này "có nhiều dòng chảy ngầm rất hung hăn đồng thời gió thổi mạnh về phía Tây". Điều này sẽ tiếp tục làm cho công tác tìm kiếm và cứu hộ thêm khó khăn.

Dẫu cơ hội sống mong manh, vẫn không ngừng tìm kiếm

David Learmount, Biên tập viên tờ tạp chí hàng không nổi tiếng Flight Global vừa nói với Hiệp hội Báo chí rằng cơ hội tìm thấy người sống sót trên chuyến bay mất tích là rất mong manh.

Phó tổng thống Indnesia Kalla đến trụ sở Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia Indonesia (Basarnas) vào tối Chủ Nhật tại Jakarta để trực tiếp giám sát và hướng dẫn hoạt động tìm kiếm. ông nói.

"Chúng tôi đang huy động tất cả nhân viên để tìm máy bay. Điều quan trọng nhất lúc này là tìm kiếm ra chiếc máy bay càng sớm càng tốt, "ông nói.

Tổng thống Indonesia, hiện đang có chuyến đi đến tỉnh Papua (Indonesia), đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải Ignasius Jonan cung cấp thông tin cập nhật kịp thời cho công chúng về các nỗ lực tìm kiếm.

"Tôi đã chỉ thị cho Basarnas, quân đội Indonesia, và cảnh sát quốc gia cùng hợp lực để tiến hành tìm kiếm chiếc máy bay".

Trong khi đó, thông tin từ Indonesia cho biết việc tìm kiếm chiếc máy bay AirAsia bị mất tích đã được lệnh tạm dừng ngày thứ nhất vì trời tối. Liên tục trong hai giờ đồng hồ, ba chiếc máy bay đã được chia ra tìm kiếm tại "ba khu vực nóng" mà các nhà chức trách nghi ngờ nơi QZ8501 đã mất liên lạc. "Tuy nhiên công cuộc tìm kiếm đến lúc này vẫn chưa có chút tiến triển nào đáng lưu ý", người phụ trách việc tìm kiếm của Indonesia cho biết.

Nhân viên Indonesia đang kiểm tra bản đồ vị trí chiếc máy bay xấu số mất tích

Thủ tướng Úc ông Tony Abbott đã điện đàm với Tổng thống Indonesia ông Joko Widodo thông báo sẵn sàng hỗ trợ quốc gia "vạn đảo" tìm kiếm chiếc QZ8501 đang mất tích. Theo đó, một chiếc máy bay tuần tra P3 Orion của Úc đang sẵn sàng chờ lệnh cất cánh bất kỳ lúc nào. Trong khi đó, quân đội Indonesia cũng đã cho điều thêm 4 tàu chiến, 3 máy bay và 1 trực thăng tham gia tìm kiếm.

Máy bay tuần tra P3-Orion là loại máy bay "săn ngầm" tiên tiến

Vẫn chưa xác định chính xác tình hình của QZ8501

Trả lời phỏng vấn của tờ Jakarta Post, một quan chức của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Indonesia khẳng định, chiếc máy bay QZ8501 của hãng AirAsia nhiều khả năng đã rơi tại tọa độ: 3.22.46 Nam - 108.50.07 Đông, cách Belitung 80-100 hải lý, sau khi phải bay nhiều vòng trên bầu trời đảo Belitung để tránh một cơn bão trước khi vào trạng thái chao đảo nghiêm trọng và rơi xuống biển.

Tờ Detik.com trích lời người đứng đầu Basarnas, cơ quan tìm kiếm và cứu hộ của Indonesia, ông Sutrisno, cho biết radar vẫn chưa phát hiện các tín hiệu từ máy ở các vị trí khẩn cấp. Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla có mặt tại trung tâm điều khiển Basarnas để trực tiếp 'giám sát các hoạt động tìm kiếm.

Máy bay mất tích đã có 23.000 giờ bay ổn định

Hãng Airbus vừa chính thức đưa ra tuyên bố liên quan đến chuyến bay QZ 8501 hiện đang mất tích. Thông tin được một nhân viên của Airbus, Mark Tran, tại Oliver Milman (Úc) ban bố. Theo đó, Airbus cho biết Chiếc máy bay mất tích đã được chuyển giao cho hãng AirAsia trong năm 2008 để sử dụng. Máy bay đã có 23.000 giờ bay với 13.600 chuyến bay.

Thông tin từ tờ Straits Times New Malaysia cho biết một chuyến bay của AirAsia, AK6242 từ Penang đến Langkawi, đã quay trở lại vì gặp vấn đề kỹ thuật.

 

Người thân các hành khách đang dõi bảng danh sách các hành khách trên chuyến bay QZ8501 tại sân bay Juanda ở thành phố Surabaya, Indonesia - Ảnh: Reuters

Không có dấu hiệu khủng bố

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Malaysia Liow Tiong Lai đã bác bỏ tuyên bố rằng chuyến bay QZ8501 đã được tìm thấy. Một báo cáo từ Tờ Nhật báo Trung Quốc tại Malaysia dẫn lời cảnh sát nói rằng không có dấu hiệu của hoạt động khủng bố có liên quan đến chuyến bay mất tích.

Tuyến đường bay của chuyến bay QZ8501 - Ảnh: ABCNews

Rộ thông tin tìm thấy xác máy bay, Bộ trưởng Indonesia phủ nhận

Hiện nay, trang thông tin mạng Bangka Post của Indonesia đã phát đi thông tin tìm thấy một xác máy bay gần vùng biển Đông Belitung. Nhiều khả năng đây là xác của chiếc máy bay QZ8501 của hãng hàng không Air Asia. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Malaysia Liow Tiong Lai đã bác bỏ tuyên bố rằng chuyến bay QZ8501 đã được tìm thấy.

Hãng Asis Airlines đang tích cực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích

Thêm một vụ mất tích máy bay

Như đã đưa tin, ngày 28-12, Bộ Giao thông Indonesia thông báo khẩn một chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia (Indonesia), bay từ Surabaya (Indonesia) đến Singapore, đã mất tích trên bầu trời do mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu vào lúc 7 giờ 24 phút sáng nay. Chiếc máy bay mất tích là một chiếc Airbus 320-200, chở 155 hành khách và 7 nhân viên phi hành đoàn.

Văn phòng Ngoại giao Anh đã chính thức xác nhận một người Anh đã lên chuyến bay QZ8501 hiện đang mất tích. Phát ngôn viên Văn phòng Ngoại giao Anh cho biết "chúng tôi đã nhận được thông tin về sự cố liên quan đến chuyến bay AirAsia QZ8501. Chúng tôi xin được chia sẻ và đồng cảm với nỗi lòng của gia đình hành khách khi họ đang chờ đợi tin tức trong cảnh nóng ruột".

Vị này cho biết thêm phía Anh đã nhận được thông báo về vụ việc từ một cơ quan chính quyền địa phương rằng trên chuyến bay mất tích có một công dân Anh. Thân nhân của vị hành khách này cũng đã được thông báo, và phía Anh quốc sẵn sàng cung cấp bất kỳ sự trợ giúp nào từ cơ quan lãnh sự.

Sơ đồ hành trình chuyến bay và các số liệu phi hành đoàn, hành khách

Chiếc máy bay Airbus này rời sân bay quốc tế Juanda tại Surabaya ở Đông Java vào lúc 5 giờ 20 sáng và theo dự kiến sẽ tới Singapore lúc 8h30 (0030 GMT) nhưng đã mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu vào lúc 7 giờ 55.

 

 


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn