Khi có em bé, do sự sinh trưởng của thai nhi, dung lượng máu trong cơ thể mẹ cũng tăng, bầu vú, tử cung to lên nên lượng dinh dưỡng hấp thu cũng tăng lên rất nhiều.
Việc cung cấp dinh dưỡng không đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Đồng thời, mẹ bầu cũng rất dễ mắc các bệnh như thiếu máu do thiếu sắt, da ngứa, sỏi thận, đau bụng, đau lưng, táo bón, tiểu khó…
Để ngăn ngừa hậu quả này, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, ít nhất là 10 loại vitamin hàng ngày với hàm lượng và sự kết hợp nhất định để đảm bảo quá trình hấp thu, chuyển hóa tới các bộ phận trong cơ thể.
Tuy nhiên, thực trạng thừa vitamin nọ, thiếu vitamin kia là chuyện thường xuyên xảy ra với mẹ bầu, do chưa quan tâm đến chế độ dinh dưỡng khoa học cũng như chất lượng thực phẩm chưa đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, để bổ sung được đầy đủ hàm lượng dưỡng chất cần thiết hàng ngày mẹ thường được khuyên dùng thêm viên uống vitamin tổng hợp.
Mẹ bầu thường không chú trọng đến dinh dưỡng trong thai kỳ nên thường thiếu trước, hụt sau các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho bé yêu phát triển (ảnh minh hoạ)
Vậy làm sao để tận dụng tối đa những lợi ích của những dưỡng chất này?
ThS.BS Trần Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, đưa ra lời khuyên: Trước khi sử dụng thuốc bổ, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, hướng dẫn cụ thể và chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ, sự phát triển thai nhi.
Việc bổ sung đúng - đủ càng cần thiết hơn đối với các trường hợp: ăn chay khi mang thai, mang thai đôi, bà bầu bị dị ứng lactoser, thai phụ có bệnh lý mạn tính như đau dạ dày, viêm đại tràng, bệnh về tiêu hóa, bệnh lý về máu…
“Khi có hướng dẫn của bác sĩ dùng viên uống vitamin tổng hợp thì cần lựa chọn đúng loại viên có chứa đầy đủ các vitamin gồm B1, 2, 6, 12; K; A; D; E và các loại khoáng chất canxi, sắt, phốt-pho, DHA, kẽm, iốt, đồng, magie, Omega-3 chứa DHA và EPA… Những dưỡng này tốt cho phát triển trí não, hệ cơ, hệ xương, tim mạch của thai nhi.
Đặc biệt, viên có chứa canxi phải uống cách xa thời điểm viên có chứa sắt. Nếu có điều kiện nên bổ sung loại vitamin tổng hợp tách biệt hai thành phần sắt và canxi.
Bởi sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm cản trở tiến trình này. Mặc dù thông tin này được các nước tiên tiến phổ biến đã lâu nhưng tại Việt Nam, cho tới nay, hầu hết các bà bầu vẫn uống chung hai thành phần kể trên cùng thời điểm” - ThS.BS Trần Anh Tuấn cho biết.
Hơn nữa, trên thực tế, nhu cầu canxi của phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất lớn (3 tháng đầu cần khoảng 800mg canxi/ngày, 3 tháng giữa cần khoảng 1.200mg canxi/ngày, 3 tháng cuối cần khoảng 1.500mg canxi/ngày). Bởi vậy, lời khuyên dành cho các bà bầu là nên bổ sung loại viên đa vi chất có tách biệt thành phần sắt và canxi, trong đó, viên đa vi chất có thành phần canxi uống buổi sáng, viên có thành phần sắt uống buổi chiều.
ThS.BS Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn với kinh nghiệm, kiến thức tích lũy sau hàng chục năm công tác trong ngành Y ông dành để cống hiến cho người bệnh.
Nên uống vitamin tổng hợp vào lúc nào?
Về lý thuyết, chúng ta có thể uống vitamin tổng hợp bất cứ lúc nào trong ngày. Có một số người thích dùng bữa sáng trong khi những người khác thích dùng trước khi đi ngủ, nhưng vào lúc nào thì cũng nên dùng chung với thức ăn.
Theo BS Tuấn, trong thành phần vitamin tổng hợp có vitamin B6, dùng vitamin B6 trước khi đi ngủ có thể làm tăng hưng phấn thần kinh dẫn đến khó ngủ. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy, vitamin D có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Vì vậy thay vì dùng vitamin tổng hợp trước khi ngủ, bạn nên dùng vào buổi sáng. Hơn nữa, đây còn là thời điểm thuận lợi để nhớ uống thuốc. Ngoài ra, khi uống thuốc vào buổi sáng, các vitamin B sẽ giúp chuyển hóa thức ăn, làm tăng cường năng lượng vào nửa đầu ngày mới.
Mẹ cần lưu ý gì khi dùng vitamin tổng hợp?
Chị em cần nhớ, nếu lỡ quên một ngày uống vitamin tổng hợp thì không cần uống dồn tại một thời điểm vì dễ dẫn đến tình trạng quá liều.
Khi uống viên vitamin tổng hợp chứa sắt, canxi nên tránh dùng chung với những thực phẩm như trà, cà phê, trứng, sữa, các loại rau có oxalat như cải bó xôi sẽ làm giảm khả năng hấp thu. Ngoài ra, mẹ không nên uống thuốc chưa sắt cùng với thuốc chống loét dạ dày, hoặc Doxycylin, Quinolon; Magie-Vitamin B6 không nên dùng chung với muối phosphat, canxi sẽ làm ức chế hấp thu magnesi tại ruột non. Những thuốc nêu trên khi kết hợp với nhau cần uống cách nhau ít nhất 2 giờ.
Lưu ý, nếu mẹ bầu uống vitamin tổng hợp có nhiều hơn 30mg sắt có thể sẽ bị khó chịu ở đường tiêu hóa, uống ít hơn 30 mg sắt sẽ không bị. Ngoài ra, uống nhiều thuốc sắt cũng gây táo bón, nóng trong, buồn nôn hoặc trường hợp hiếm là tiêu chảy. Vì vậy, nếu triệu chứng nghiêm trọng, mẹ bầu cần sự tư vấn của bác sĩ, tùy vào thể trạng sức khỏe sẽ cân nhấc chuyển sang loại vitamin với hàm lượng sắt ít hơn.
Ngoài ra, mẹ nên chọn những sản phẩm thuốc bổ có nguồn gốc rõ ràng, đã được cục quản lý dược kiểm định chất lượng, cấp phép với các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng. Nếu là hàng nhập khẩu cần có thông tin cấp phép lưu hành tại nước sản xuất và được cấp phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Y tế cho phép.
Vital Pregna được biết đến là một trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và thời kỳ cho con bú chiếm thị phần số 1 tại Đức. Trong mỗi viên Vital Pregna có chứa đầy đủ các loại vitamin như E, D3, C, B1, B2, B6, B12, axit folic… cùng các vi chất khác như Pantothenic acid, Biotin, Nicotinamide (Niacin), Sắt (iron), Đồng (copper), Magnesium, Kẽm, Iốt, Omega-3. Đặc biệt hàm lượng Omega 3 từ cá hồi Na Uy chứa DHA giúp thai nhi phát triển hệ thần kinh, trí tuệ cho trẻ từ trong bụng mẹ, giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi Vital Pregna với công thức kết hợp Vitamin C Biotin Nicotinamid Kẽm giúp làm giảm rạn da bụng cho phụ nữ mang thai và giảm sạm da, nám da. Sản phẩm của tập đoàn Quessier Pharma, Đức với lịch sử hơn 100 năm. Liều dùng: 01 viên/ngày Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây: https://doppelherz.vn/vital-pregna/ SỐ GPQC: 01543/2019/ATTP-XNQC Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |