Người 'thổi hồn' cho những chú tễu, anh hề, liền anh, liền chị...

21-01-2023 08:10 | Xã hội
google news

SKĐS - Ông Đăng Duy Bằng bén duyên với rối nước từ khi còn bé. Gắn bó với nghề điều khắc suốt hơn 3 thấp kỷ, mặc dù không ít những khó khăn và thử thách, thế nhưng ngọn lửa đam mê trong ông không lúc nào "ngừng cháy", để ngày ngày "thổi hồn" vào những con rối.

Múa rối nước từ xưa là môn nghệ thuật gắn liền với đời sống của người nông dân, là món ăn tinh thần sau những giờ làm việc mệt mỏi, vất vả. Suốt hàng nghìn năm lịch sử, múa rối nước vẫn đang được giữ gìn và phát huy như một bộ môn nghệ thuật dân gian truyền thống của dân tộc.

Thông qua những con rối, ông cha ta hay các nghệ nhân đều gửi gắm những thông điệp vừa mang tính giải trí vừa mang tính giáo dục trong từng tác phẩm. Những con rối đã trở thành hình tượng quen thuộc, ăn sâu vào tâm trí của nhiều người.

Thế nhưng ít ai biết rằng, cái hồn của những con rối này suốt bao năm qua được gìn giữ, phát huy không chỉ từ những đôi bàn tay khéo léo mà còn cả sự đam mê, trái tim nhiệt huyết của các nghệ nhân điêu khắc.

Ông Đăng Duy Bằng đã có niềm yêu thích và "bén duyên" với rối nước từ khi còn bé. Gắn bó với nghề điều khắc suốt hơn 3 thấp kỷ, mặc dù không ít những khó khăn và thử thách, thế nhưng ngọn lửa đam mê trong ông không lúc nào ngừng cháy, để ngày ngày "thổi hồn" cho những con rối, gìn giữ bộ môn nghệ thuật dân gian truyền thống của dân tộc.

Người gìn giữ, phát triển rối Việt - Ảnh 1.

Ông Đăng Duy Bằng tỉ mỉ điêu khắc từng con rối.

Nhà điêu khắc Đặng Duy Bằng cho biết, để con rối có hồn, truyền tải được những thông điệp, kỹ năng làm nghề thôi là chưa đủ, mà người điêu khắc còn phải đặt cả sự tâm huyết, niềm đam mê, sự tập trung tư tưởng của mình trong quá trình làm từng con rối.

Suốt hơn 30 năm làm nghề, ông Bằng đã tạo ra hàng nghìn con rối để phục vụ cho các đoàn, phường, nhà hát biểu diễn không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài. Mỗi con rối hoàn thiện đưa đi biểu diễn mất rất nhiều công sức và thời gian.

Trải qua các công đoạn như: tạo hình, sơn, lắp máy... trung bình mất khoảng 6 tháng mới có thể hoàn thiện một con rối thành phẩm.

Người gìn giữ, phát triển rối Việt - Ảnh 2.

Những con rối nước được tạo ra dưới bàn tay khéo léo của nhà điêu khắc Đặng Duy Bằng.

Nghệ thuật rối nước đầu tiên bắt nguồn từ đồng bằng Bắc Bộ - nơi của những người nông dân chăm chỉ và mang những ước mơ nhỏ nhoi về một cuộc sống yên bình và hạnh phúc. Thế nên, những câu chuyện của rối nước cũng chậm rãi, gần gũi với người nông dân thông qua những hình tượng như: chú tễu, anh hề, liền anh, liền chị quan họ đến con trâu, con bò ngoài đồng ruộng…

Cũng theo ông Bằng, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều sự kiện mới nảy sinh, thu hút sự quan tâm của mọi người, chính vì thế, câu chuyện hay những con rối cũng phải thay đổi, mang hơi thở đương đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống.

Người gìn giữ, phát triển rối Việt - Ảnh 3.

Dù đã có sự thay đổi, chuyển mình để có thể gần gũi với nhiều người xem hơn, thế nhưng múa rối nước vẫn không tránh khỏi sự cạnh tranh với nhiều loại hình nghệ thuật khác. Trong bối cảnh khó khăn như vậy, nghệ thuật múa rối nước nói chung và những người điêu khắc nói riêng, vẫn đang từng ngày cố gắng duy trì, phát huy để góp phần làm giàu văn hóa truyền thống, dân gian của dân tộc.

Biết rằng gắn bó với nghề điều khắc con rối là đối mặt với những khó khăn, thử thách, thế nhưng ông Bằng, người đã nuôi được niềm đam mê từ bé trong một gia đình có truyền thống, vẫn đang từng ngày "thổi hồn" cho những con rối nước và ý thức được việc gìn giữ, bảo vệ nghề truyền thống của ông cha để lại.

Thay vì đòi bỏ tục lì xì ngày Tết...Thay vì đòi bỏ tục lì xì ngày Tết...

SKĐS - Cứ mỗi khi Tết Nguyên đán cận kề, trên nhiều diễn đàn lại nổi lên vấn đề nên bỏ hay giữ tục lì xì đầu năm? Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ phong tục lì xì, "mừng tuổi" nhưng cũng không ít người phản đối vì cho rằng đây là tục lệ lâu đời của dân tộc, là nét đẹp ngày Tết.



Đức Sơn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn