Ngành bán dẫn là chìa khóa cho công nghệ số trong tương lai

17-04-2024 09:57 | Xã hội
google news

SKĐS - Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và các yếu tố cần thiết để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, có tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Những trường đại học nào đào tạo về công nghiệp bán dẫn?Những trường đại học nào đào tạo về công nghiệp bán dẫn?

SKĐS - Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn và chế tạo chip, linh kiện điện tử, nhiều trường đại học cho biết đã sẵn sàng đào tạo lĩnh vực này.

Sáng ngày 17/4, Bộ KH&CN phối hợp Bộ GD&ĐT và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội thảo "Định hướng nghiên cứu KH&CN và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam".

Phát biểu tại sự kiện, ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói: Người ta ví những con chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung như những "hạt gạo" bởi nó nuôi sống toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khóa cho các công nghệ số trong tương lai".

Ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô thị trường toàn cầu đạt trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh. Trong hơn 30 năm qua, chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn đã được định hình và có hàng rào gia nhập cao, rất khó để các quốc gia đang phát triển có thể tham gia.

Ngành bán dẫn là chìa khóa cho công nghệ số trong tương lai- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại hội thảo.

Tuy vậy, với sự tái định vị chuỗi giá trị ngành bán dẫn sau Covid-19 và sự cạnh tranh công nghệ giữa các nền kinh tế lớn, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và các yếu tố cần thiết để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, có tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Trong thời gian qua, hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển bán dẫn đã được quan tâm xây dựng, theo đó, Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập DN đã bổ sung các ưu đãi đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, trong đó bao gồm các dự án sản xuất bán dẫn. Theo đó đến nay, Việt Nam đã và đang ngày càng thu hút được nhiều các tập đoàn lớn trong ngành vi mạch bán dẫn từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan,... (khoảng trên 40 công ty) Cùng với đó, nhiều công ty trong nước cũng đã gia nhập thị trường như Viettel, FPT, VNChip,…

Ngành bán dẫn là chìa khóa cho công nghệ số trong tương lai- Ảnh 3.

Toàn cảnh hội thảo Định hướng nghiên cứu KH&CN và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Cương, Trưởng ban công nghệ bán dẫn Tập đoàn Viettel cho biết, trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực châu Á hạ quyết tâm làm chủ công nghệ cốt lõi này, theo tính toán của Bộ TT&TT, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới. Gần đây, khi ngành chip thiếu hụt nhân lực trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đang quay trở lại Việt Nam. Muốn đạt kế hoạch 50.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn, các trường đại học phải tăng gấp 10 lần quy mô nhân sự so với toàn bộ thành quả gần 20 năm qua (hơn 5.000 người).

Người Việt có lợi thế lớn về nguồn nhân lực, với năng khiếu trong các ngành toán, kỹ thuật, công nghệ và khoa học (STEAM) - đều là yếu tố căn bản trong việc làm chip, từ lợi thế nhân lực sẽ tạo ra lợi thế khác, từ trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn sẽ dẫn tới trung tâm toàn cầu về công nghiệp bán dẫn.

Tự chủ sản xuất chip sẽ cần sự đầu tư vô cùng lớn, nên chắn xác định hướng đi phù hợp nhất với tình hình hiện nay là tăng trưởng số lượng kỹ sư thiết kế chip Việt Nam với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hàng đầu thế giới về số lượng kỹ sư thiết kế chip; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, khuyến khích các tập đoàn công nghệ lớn đầu tư nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam

Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đã xác định "công nghệ sản xuất chip vi điều khiển, linh kiện bán dẫn…" là một trong những công nghệ lõi được định hướng phát triển trong thập kỷ tới. Thời gian qua, nhiều Chương trình KH&CN cấp quốc gia đã được xây dựng và bắt đầu triển khai nhằm cụ thể hóa Chiến lược, tiêu biểu là: Chương trình Sản phẩm quốc gia, chương trình KC 4.0/19-25 về các công nghệ tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chương trình KC.03/21-30 về cơ khí tự động hoá, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao…

Việt Nam nắm bắt thời cơ phát triển công nghiệp chip bán dẫnViệt Nam nắm bắt thời cơ phát triển công nghiệp chip bán dẫn

SKĐS - Để phát triển ngành công nghiệp chip bán dẫn phải xây dựng các chính sách đầu tư và hỗ trợ trang thiết bị đo lường kiểm định các sản phẩm của chip bán dẫn theo đúng chuẩn, rút ngắn thời gian sản xuất.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay sáng 17/4: Nắng nóng ở Nam Bộ còn kéo dài đến giữa tháng 5 | SKĐS


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn