Mất ngủ lâu năm - hậu quả nguy hiểm chớ coi thường

24-10-2022 16:00 | Y học 360
google news

Nhiều người thi thoảng gặp phải tình trạng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, uể oải nhưng tình trạng kéo dài từ ngày này sang ngày khác khiến cơ thể giống như ở trạng thái "sống chung với lũ". Tuy nhiên, những hệ lụy, biến chứng nguy hiểm của việc mất ngủ lâu năm không phải ai cũng sớm nhận thấy.

Nhận biết chứng mất ngủ lâu năm

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ vào ban đêm, hoặc thức giấc giữa chừng và không ngủ lại được. Tình trạng này nếu xảy ra trong thời gian ngắn và chấm dứt, từ dưới một tháng thì gọi là mất ngủ cấp tính, nếu kéo dài trường kỳ hàng năm, thậm chí có người mất ngủ triền miên vài ba năm, lúc này gọi là mất ngủ lâu năm (mất ngủ mạn tính).

Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận Khớp Nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103, chúng ta có thể nhận diện mình có bị mất ngủ lâu năm không thông qua các triệu chứng điển hình theo từng giai đoạn, lúc đầu giấc nằm thì trằn trọc mãi không vào giấc được, triệu chứng thứ hai là khi vào giấc rồi thì giữa chừng tỉnh giấc và khó ngủ lại được, có nhiều trường hợp như vậy khiến chúng ta thức trắng đêm.

Kết quả của việc mất ngủ ở giai đoạn nào thì sáng ra dậy đều khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, không có cảm giác thư giãn sau một giấc ngủ.

Chúng ta có thể thấy, tổng số giờ cho một giấc ngủ hoàn chỉnh đối với thanh niên là 7-8 tiếng, còn trường hợp bị mất ngủ thì tổng số giờ chỉ rơi vào tầm 4-5 tiếng. Khi không đủ tổng số giờ cho một giấc ngủ thì đều gọi chung là mất ngủ.

Mất ngủ lâu năm – hậu quả nguy hiểm chớ coi thường - Ảnh 1.

Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ lâu năm (nguồn ảnh: Google photo)

Những hậu quả nghiêm trọng khi bị mất ngủ lâu năm

Những ai đã từng bị mất ngủ 1 lần trong đời thì sẽ hiểu được cảm giác của việc mất ngủ là sáng ra tinh thần thiếu tỉnh táo, mệt mỏi, kém linh hoạt, không muốn làm việc, từ đó dẫn tới tình trạng dễ nổi nóng.

PGS. Trần Đình Ngạn cảnh báo, mất ngủ như vậy sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ, không làm việc được, rối loạn tâm lý. Nếu mất ngủ lâu năm sẽ dẫn tới việc suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính, rối loạn nội tiết, từ đó gây tình trạng rụng tóc, tóc bạc sớm. Đặc biệt nhiều trường hợp mất ngủ lâu năm sẽ gây suy nhược thần kinh, gây trầm cảm.

Mất ngủ lâu năm – hậu quả nguy hiểm chớ coi thường - Ảnh 2.

Nếu không được khắc phục từ sớm, mất ngủ lâu năm có thể gây hậu quả nghiêm trọng (nguồn ảnh: Google photo)

PGS. Trần Đình Ngạn cho biết thêm, hậu quả nghiêm trọng của mất ngủ lâu năm còn đến từ việc áp dụng các cách điều trị không đúng. Nhiều trường hợp nghe mách bảo, tự đi mua thuốc từ các thảo dược về sắc lên uống. PGS. Trần Đình Ngạn chia sẻ, đây là phương pháp mà ông cha ta vẫn áp dụng từ xưa để trị mất ngủ nhưng hiệu quả kém. Như chúng ta biết, hiệu quả của mỗi vị thảo dược còn lệ thuộc vào việc thu hái, trồng trọt thế nào, nhiệt độ bao nhiêu là phù hợp khi chiết xuất để tránh mất các công dụng trong thảo dược đó.

Một số trường hợp tìm đến các biện pháp khác như bấm huyệt, châm cứu để trị mất ngủ kéo dài. Đây cũng là các cách tốt để giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, nhưng chỉ là phương pháp hỗ trợ phần nào chứ không thể thay thế được một phương pháp điều trị khoa học.

Bên cạnh đó, một số trường hợp tìm dùng thuốc kéo dài, leo thang sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe chung về mặt tâm thần. Theo PGS Trần Đình Ngạn, một số trường hợp sử dụng thuốc lúc đầu thấy cải thiện rõ rệt, ngủ được, nhưng dần dần bị lệ thuộc vào thuốc, thành ra như bị "nghiện", gây tình trạng là không có thuốc không thể ngủ được.

Dùng thảo dược để hỗ trợ cải thiện mất ngủ lâu năm

Muốn cải thiện hiệu quả mất ngủ kéo dài, chúng ta cũng cần một giải pháp lâu dài, trong đó có việc sử dụng thảo dược để hỗ trợ an thần, nhưng lựa chọn loại thảo dược nào mới là điều đáng lưu ý.

Theo PGS Trần Đình Ngạn cho biết, phương pháp điều trị mất ngủ lâu năm hiện nay đúng là sẽ kết hợp giữa tây y và đông y, thuốc tây y sẽ dùng cho một giai đoạn nhất định, sau sẽ chuyển sang các loại thảo dược để dùng lâu dài. Một số thảo dược nổi tiếng trong bài thuốc hỗ trợ trị mất ngủ kéo dài mang tính cổ truyền lâu nay chính là lạc tiên, thảo quyết minh, sơn dược, mạch môn….. Các thảo dược này đã được nghiên cứu và chứng minh tính an toàn, hiệu quả là hỗ trợ người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc, thời lượng ngủ đảm bảo, sáng dậy thấy sảng khoái, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.

Mất ngủ lâu năm – hậu quả nguy hiểm chớ coi thường - Ảnh 3.

PGS. Trần Đình Ngạn chỉ ra rằng, mất ngủ lâu năm còn do nhiều yếu tố, trong đó phải kể tới là do các gốc tự do hình thành, sản sinh "vô tội vạ", chúng ta có thể hình dung lúc này các dây thần kinh bị náo động, gây tổn thương não, tổn thương dây thần kinh. Nếu không xác định được các yếu tố gây mất ngủ để loại trừ triệt để thì việc điều trị mất ngủ, đặc biệt là mất ngủ kéo dài sẽ khó khăn.

Trường hợp mất ngủ do việc các gốc tự do gây náo loạn thì có thể sử dụng kết hợp sản phẩm có thảo dược hỗ trợ với thành phần hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh là Fursultiamin tiền Vitamin B1, cao bạch quả Ginkgo Biloba, Cao Blueberry, Chondroitin. Trong đó cao Blueberry có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa sự gia tăng của các gốc tự do, Ginkgo Biloba hỗ trợ lưu thông máu cho não, nhờ đó mà giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, phục hồi hoạt động của não bộ, khi đó tinh thần sẽ được tỉnh táo.

Mất ngủ lâu năm – hậu quả nguy hiểm chớ coi thường - Ảnh 4.

Nếu chúng ta biết kết hợp bộ đôi các nhóm thảo dược này cùng với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi chế độ sinh hoạt sẽ cải thiện vấn đề mất ngủ lâu năm, giúp mau chóng phục hồi lại cơ thể, lấy lại giấc ngủ đủ, ngủ sâu, ngủ ngon.

Sản phẩm được khuyên dùng vào thời điểm sáng và tối, dùng hằng ngày hoặc ít nhất một liệu trình 3-6 tháng để cho hiệu quả bền vững.

Để được tư vấn thêm, bạn đọc vui lòng liên hệ 19001259 hoặc 0896509509 để được chuyên gia tư vấn về giấc ngủ.

Hotline tư vấn sản phẩm 1800558889 (miễn cước).

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn