Khi răng miệng 'kêu cứu' – Đừng thờ ơ

08-04-2025 16:45 | Khỏe - Đẹp
google news

Mặc dù được xem là một phần của "góc con người" thế nhưng với không ít người, vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng vẫn bị xem nhẹ. Việc chăm sóc răng miệng chưa được đề cao và kiến thức về chăm sóc răng miệng chưa được trang bị một cách đúng đắn dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

*Dấu hiệu nhỏ, nguy cơ lớn

Thời gian gần đây, anh Lê Hữu Thanh (35 tuổi, TPHCM) thường xuyên bị đau nhức răng dưới cùng của hàm bên dưới. Ban đầu, các cơn đau nhức không thường xuyên, soi gương thấy phần nướu (lợi) bị sưng đỏ, anh Thanh nghĩ mình đang mọc răng khôn. Thời gian sau, những cơn đau lại xuất hiện thường xuyên hơn, mức độ đau cũng dữ dội hơn, anh còn hay bị sốt, ớn lạnh, nướu (lợi) sưng to hơn, lan đến má, quai hàm gây đau đớn. Tìm đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM để kiểm tra, anh Thanh được các bác sĩ phát hiện bị viêm nướu răng nặng, bên dưới là 1 ổ áp-xe lớn. "Đây là những dấu hiệu cho thấy tình trạng người bệnh khá nguy hiểm mà đáng lẽ có thể hoàn toàn phòng tránh được nếu như thực hiện các giải pháp chăm sóc răng miệng thường xuyên và cải thiện ngay khi mới có các dấu hiệu nhẹ" – ThS.BSCKII Nguyễn Thị Thảo Vân, Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM cho biết.

Theo bác sĩ Thảo Vân, thực tế vẫn còn nhiều người dân chủ quan với sức khỏe răng miệng, đa số khi răng miệng có vấn đề họ sẽ tự xử lý tại nhà bằng các biện pháp dân gian hoặc mua thuốc uống. Chỉ đến khi vấn đề nghiêm trọng như sưng to, đau hoặc ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể họ mới chịu đến bệnh viện.

Khi răng miệng 'kêu cứu' – Đừng thờ ơ- Ảnh 1.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách là nguyên nhân mắc phải các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 3 năm 2019 cho thấy, hơn 90% dân số Việt Nam gặp phải các vấn đề về răng miệng, tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng cao ở mọi lứa tuổi. Các vấn đề răng miệng mà người Việt Nam thường gặp là viêm nướu (lợi), sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng…Nguyên nhân là do phần lớn người dân chưa có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách dẫn đến tích tụ mảng bám và vi khuẩn gây hại cho răng. Điều đáng nói, các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân cũng như tăng gánh nặng chi phí điều trị.

*Hiểu và chăm sóc răng miệng đúng cách

Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, theo bác sĩ Thảo Vân, trước hết cần hiểu đúng và chăm sóc răng miệng đúng cách. Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong miệng hiệu quả, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác.

Hình thành thói quen vệ sinh răng miệng từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, khoảng 1/4 trẻ em có triệu chứng sâu răng khi bắt đầu đi học và nửa số trẻ từ 12 – 15 tuổi có lỗ sâu trên răng. Do đó, cần bắt đầu vệ sinh răng cho trẻ kể từ khi mọc những chiếc răng đầu tiên, thường vào khoảng 6 tháng tuổi.

Với người lớn, cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Người dân cần đánh răng đúng cách sau mỗi khi ăn và trước khi đi ngủ trong 2 phút. Ngoài răng, những khu vực khác như nướu, khe nướu – nơi dễ tồn đọng mảnh vụn thức ăn, lâu dần xuất hiện nhiều loại vi khuẩn, gây viêm nướu (lợi), viêm nha chu cũng cần được vệ sinh, chăm sóc kỹ. Bên cạnh các loại kem đánh răng thông thường, hiện trên thị trường kem đánh răng P/S Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu được Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam kiểm chứng và khuyên dùng với thành phần kẽm hoạt tính và Vitamin E - hai thành phần tiên tiến giúp làm sạch sâu mảng bám ở khe nướu, nuôi dưỡng sức khỏe nước, từ đó ngăn ngừa nguy cơ gây viêm nướu (lợi).

Với bàn chải, nên lựa chọn bàn chải phù hợp có lông mềm hoặc các bàn chải theo gợi ý của bác sĩ nha khoa. Thay đổi bàn chải khi lông bắt đầu gãy gập (không còn đứng thẳng) hoặc khi xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng. Để hỗ trợ tối đa cho việc đánh răng, cần sử dụng nước súc miệng sau khi ăn và sau khi đánh răng, vệ sinh lưỡi thường xuyên.

Đặc biệt, PGS.TS.BS Nguyễn Thu Thủy – Phó Trưởng Khoa Răng hàm mặt, Trường Đại học Y dược TP HCM khuyến cáo người dân nên khám răng định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để loại bỏ mảng bám, cao răng và các vết ố vàng trên răng. Trong quá trình khám, nếu có sâu răng, bác sĩ sẽ điều trị ngay để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, theo các bác sĩ chế độ ăn cân đối, lành mạnh cũng giúp răng miệng khỏe như ăn nhiều trái cây và rau xanh, uống nhiều nước lọc, không ăn đồ ngọt, hạn chế hút thuốc lá, trà, cà phê…

Khi răng miệng 'kêu cứu' – Đừng thờ ơ- Ảnh 2.

Kiểm tra răng định kỳ 2 lần/năm để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng.

"Sức khỏe răng miệng không những ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cơ thể mà còn có tác động không nhỏ đến sức khỏe tinh thần. Một hàm răng sáng đẹp, hơi thở thơm tho là dấu hiệu cho thấy một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần thoải mái, vì thế cần quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng mỗi ngày" - PGS.TS.BS Nguyễn Thu Thủy khuyến cáo.

Theo các chuyên gia, chăm sóc răng là chưa đủ, còn phải chăm sóc nướu, vì nướu là nơi răng sống, giúp bảo vệ và giữ chắc răng. Kem đánh răng P/S Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu được Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam kiểm chứng và khuyên dùng, 94% người dùng cải thiện tình trạng nướu sau 2 tuần*.

Khi răng miệng 'kêu cứu' – Đừng thờ ơ- Ảnh 3.

PV


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn