Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử

17-10-2022 14:29 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Ngôi chợ "ngàn năm" nơi cha Chử Đồng Tử từng ngồi bán cá đã xác lập kỷ lục là một trong những di tích hiếm hoi gắn liền với huyền thoại về Tứ Bất Tử.

Những người già trong làng Vân La (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) kể lại, khi xưa vào đời Vua Hùng thứ 18 có sự tích hai cha con Chử Cù Vân. Quê gốc của hai cha con ở làng Chử Xá (xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội), chẳng may nhà bị cháy, toàn bộ gia sản bị ngọn lửa thiêu rụi, chỉ còn lại một chiếc khố, hai người phải thay nhau mặc.

Người cha Chử Cù Vân mang con đi tha hương, mò cua bắt cá bên bờ hữu ngạn sông Cái (sông Hồng ngày nay), đoạn chảy qua bãi đất tổng Xâm Hồ và bãi Tự Nhiên (nay là xã Hồng Vân). Bắt được nhiều tôm, cá ăn không hết, Chử Cù Vân mới mang lên bờ chỗ một gò đất cao và bán cho dân làng. Từ đó, một ngôi chợ dần hình thành với tên gọi: Chợ Mới Ông Già.

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 1.

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 2.

Chợ Mới Ông Già thuộc thôn Vân La, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

"Khi Chử Cù Vân ngồi nhiều ngày rồi quen chỗ nên thành chợ, dân làng gọi là “mới” vì trước đây họ chưa biết chợ là gì, còn "Ông Già" có thể hiểu theo hai nghĩa đó là “có một ông già ngồi bán cá” hoặc “Chử Cù Vân ngồi bán cá và có các ông già ra ngồi cùng”, một cụ ông giải thích về tên chợ.

Được biết, chợ Mới Ông Già chỗ Chử Cù Vân bán cá năm xưa ở ngoài đê. Vào thời nhà Lý, do lũ lụt nhiều nên phải đắp đê Cơ Xá, chợ khi đó phải di dời vào phía trong đê.

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 3.

Ngôi chợ sầm uất 1 thời nay yên bình, lặng lẽ đến lạ.

Người dân thôn Vân La thường hay đọc câu ca dao cổ "Mùng một chợ Mới Ông Già, mùng hai chợ Mễ, mùng ba chợ Bằng". Ý muốn nói rằng, trong ba chợ lớn nhất thời xưa ở vùng này, thì chợ Mới Ông Già là chợ sầm uất nhất, đến nỗi ngay ngày mồng một đầu tháng đã phải đi ngay chợ Mới Ông Già để có thể sắm sửa đầy đủ đồ đạc, thức ăn.

Đối với nhiều người kinh doanh, buôn bán, họ cũng coi chợ Mới Ông Già như là chợ tổ - nơi bắt nguồn mọi hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại ở Việt Nam và Chử Cù Vân được coi là ông tổ nghề.

Chợ Mới Ông Già xưa kia giao thương khá mạnh, nơi đây là trung tâm buôn bán phía Đông Nam của kinh thành Thăng Long. 

Chợ họp quanh năm các mặt hàng phổ biến, chỉ có gia súc, con giống họp theo phiên chợ, một tháng sáu phiên vào các ngày mùng 3, mùng 8. Nằm ven sông Hồng nên hàng hóa đi theo đường thủy từ các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định… được chuyển lên rất nhiều mà lại chỉ mất nửa ngày gánh bộ là lên tới kinh thành Thăng Long.

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 5.

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 6.

Khu chợ xuống cấp, phần mái đã hư hỏng nặng.

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 7.

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 8.

Nhiều quầy bán hàng hóa, thực phẩm đã "cửa đóng then cài" từ lâu.

Tuy nay chợ Mới Ông Già không còn sầm uất như trước nhưng vẫn mang dấu tích của hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử. Bởi thế, chợ Mới Ông Già xứng đáng trở thành một địa chỉ văn hóa giàu chất nhân văn, sâu sắc tình phụ tử cần được phục dựng bảo tồn.

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 9.

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 10.

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 11.

Chợ Mới Ông Già giờ chỉ còn là địa điểm giao thương của người dân trong xã Hồng Vân, ít có tiểu thương và khách bên ngoài ghé thăm đến.

Tháng 11 năm 2020 Chợ Mới Ông Già được kỷ lục Guinees Việt Nam công nhận là "Ngôi chợ lâu đời gắn liền với truyền thuyết Cha con Chử Đồng Tử từ thời Hùng Vương Việt Nam".

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 12.

Khám phá ngôi chợ xưa nơi gắn liền với huyền thoại Chử Đồng Tử - Ảnh 13.

Khu đất Chử Cù Vân xưa từng ngồi bán cá đang được dự kiến xây dựng một ngôi đền thờ với mục đích giáo dục, nhắc nhở các thế hệ sau về công trạng của người đã từng sinh thành và nuôi dưỡng cho dân tộc Việt Nam một vị thánh bất tử và một câu chuyện tình cao thượng đầy chất nhân văn.

Thành Long
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn