Khai thác tiền sử bệnh và qua thăm khám, bệnh nhân cho biết trước đó đã đi khám tại Bệnh viện khác với triệu chứng ho kéo dài và khó thở và được chẩn đoán viêm phổi phải nhập viện điều trị 1 tuần, sau đó bệnh nhân được xuất viện theo đơn ngoại trú về nhà.
Tuy nhiên sau 2 tuần ra viện bệnh nhân khó thở, ho nhiều hơn và kèm ra máu. Bệnh nhân được người nhà đưa đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Tại đây bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán trong đó có chỉ định nội soi phế quản.
Trong quá trình nội soi các bác sĩ phát hiện trong phế quản thùy dưới phổi trái của bệnh nhân có dị vật màu đen, các tổ chức xung quanh che lấp, lòng phế quản phù nề nên rất khó khăn để nội soi gắp lấy dị vật ra do bệnh nhân bị hóc khá lâu.
Sau 1 giờ các bác sĩ đã gắp thành công dị vật ra khỏi phổi cho bệnh nhân, đó là hạt hồng xiêm dài 2cm x1cm.
Sau khi gắp dị vật thành công, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và có thể xuất viện 2 ngày theo dõi và điều trị nội trú.
Theo ThS. BSCKII Nguyễn Văn Giang – Phó Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh phổi, hạt hồng xiêm là một loại dị vật khó gắp. Với trường hợp này, nếu không phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng như viêm phổi kéo dài, nặng có thể gây xẹp phổi hoặc áp xe phổi.
Bệnh nhân thường đi khám, được chẩn đoán và điều trị viêm phổi nhưng ít khi nghĩ đến viêm phổi do dị vật, nên hầu hết các trường hợp dị vật ở phế quản thường được chẩn đoán và xác định muộn.
Xem thêm video đang được quan tâm
Ăn gan có bổ gan không?