Hà Nội

"Gia tài" của người đàn ông mê sưu tầm kỷ vật thời chiến

21-05-2023 09:39 | Xã hội
google news

SKĐS - Hơn 10 năm, "gia tài" của ông Hồng sưu tầm được hơn 1.500 kỷ vật. Ông mong muốn lưu giữ những thứ lột tả được sự hào hùng của đất nước trong các cuộc chiến tranh và những đổi thay từ khó khăn.

Bộ sưu tập kỷ vật thời chiến, thời bao cấp của ông Hồng.

'Gia tài' của người đàn ông mê sưu tầm kỷ vật thời chiến, thời bao cấp - Ảnh 2.

Ông Dương Công Hồng (SN 1969, trú xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) được biết đến là người đam mê sưu tầm, lưu giữ kỷ vật thời chiến tranh và bao cấp. Căn nhà của ông đang được xem là một “bảo tàng” mini với hơn hơn 1.500 món kỷ vật.

'Gia tài' của người đàn ông mê sưu tầm kỷ vật thời chiến, thời bao cấp - Ảnh 3.

Những kỷ vật được ông Hồng dày công sưu tầm có đủ các loại từ chiếc áo trấn thủ, can xăng dầu, vỏ bom đạn, quần áo, mũ lính, bi đông đựng nước, quạt, đèn, bật lửa đến chiếc xe máy, xe đạp…

'Gia tài' của người đàn ông mê sưu tầm kỷ vật thời chiến, thời bao cấp - Ảnh 4.

Ông Dương Công Hồng cho biết, trong một trận bom của quân Mỹ năm 1972, bố và anh trai của ông không may tử vong trong căn hầm bị sập, ông may mắn sống sót. Tuổi thơ của ông là những tháng ngày cơ cực, thiếu thốn. Sau khi lớn lên, ông Hồng muốn lưu giữ những kỷ vật chiến tranh, có được món hàng thời bao cấp để gợi nhớ về một thời đau thương nhưng đầy hào hùng của dân tộc, về sự mất mát, khó khăn của gia đình.

'Gia tài' của người đàn ông mê sưu tầm kỷ vật thời chiến, thời bao cấp - Ảnh 5.

"Làm nghề tài xế, được đi đây đó nên cũng thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm, gom nhặt kỷ vật. Mỗi chuyến đi chở khách, trừ tiền xăng xe và trang trải trong gia đình, tôi thường trích lại một khoản nhỏ để mua kỷ vật. Sau mỗi chuyến đi, tôi lại có thêm được nhiều món hàng mới vào bộ sưu tập của mình”, ông Hồng chia sẻ.

'Gia tài' của người đàn ông mê sưu tầm kỷ vật thời chiến, thời bao cấp - Ảnh 6.

Để có được hàng ngàn kỷ vật, ông Hồng đã đi rất nhiều nơi để tìm kiếm, từ cơ sở thu mua phế liệu cho đến nhà dân, những người thân, người bạn có chung sở thích. Thấy ông đam mê và chịu khó, có người bán nhưng cũng có người hào phóng tặng cho ông. Sau rất nhiều chuyến đi, ông mang về nào là mũ cối đã bạc màu, thùng đạn, quần áo lính, ba lô rách lỗ chỗ, bi đông đựng nước đã sờn màu…

'Gia tài' của người đàn ông mê sưu tầm kỷ vật thời chiến, thời bao cấp - Ảnh 7.

Ông Hồng cho rằng, những kỷ vật này không thể định giá. Đối với người khác chỉ là thứ sắt vụn, đồ bỏ đi, nhưng với những người đam mê sưu tầm như ông, đây là vật vô giá. Món hàng quý giá nhất trong “bảo tàng kỷ vật” của ông là chiếc khay đựng nước tráng men do Ba Lan sản xuất, ông nâng niu và cất giữ nó như một báu vật. Tuy không có giá trị nhiều về vật chất nhưng là món kỷ vật duy nhất mà bố ông để lại.

'Gia tài' của người đàn ông mê sưu tầm kỷ vật thời chiến, thời bao cấp - Ảnh 8.

Ngoài việc sưu tầm kỷ vật và trưng bày tại nhà để thỏa đam mê. Ông Hồng mong muốn thông qua những món kỷ vật xưa để thế hệ hôm nay hiểu thêm về một thời hào hùng nhưng đầy bi tráng của dân tộc và hành trình đất nước vươn lên từ khó khăn sau cuộc chiến. Từ đó, giáo dục truyền thống cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tôn vinh và tri ân các thế hệ cha ông đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc.

'Gia tài' của người đàn ông mê sưu tầm kỷ vật thời chiến, thời bao cấp - Ảnh 9.

Ông Dương Công Hồng vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, sưu tầm nhiều kỷ vật và xây dựng một căn nhà nhỏ làm nơi trưng bày kỷ vật như là một “bảo tàng tư nhân”. Đến nay, bảo tàng của ông đang dần hoàn thiện phần móng, thời gian tới là địa chỉ tham quan miễn phí cho những người có chung sở thích, đam mê, là nơi đón nhiều lượt khách tham quan, đặc biệt là các học sinh trên địa bàn đến tìm hiểu lịch sử, bổ túc cho môn học.

'Gia tài' của người đàn ông mê sưu tầm kỷ vật thời chiến, thời bao cấp - Ảnh 10.

Ông Phan Văn Ngọ, Chủ tịch UBND xã Đại Trạch cho biết, với thế hệ hôm nay, những hiện vật lịch sử nơi đây càng trở nên trân quý, nhắc nhớ về một quá khứ bom đạn, khó khăn nhưng đầy hào hùng. Nếu thế hệ trẻ xem được những kỷ vật này sẽ hiểu hơn về lịch sử.




Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn