Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên

13-12-2023 16:18 | Xã hội
google news

SKĐS - Gần 1 năm sau khi Hà Nội đồng loạt ra quân rầm rộ giành lại vỉa hè cho người đi bộ, đến nay kết quả vẫn không có dấu hiệu chuyển biến khi vỉa hè vẫn bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh, buôn bán.

Cuối tháng 2/2023, các quận nội thành của TP Hà Nội đồng loạt ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Thời điểm đó, lãnh đạo từ thành phố đến các quận, huyện đều thể hiện quyết tâm lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè.

Thế nhưng tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa" hoặc làm ngơ cho các vi phạm vẫn liên tục diễn ra. Sau 10 tháng từ cuộc tổng kiểm tra, xử lý lấn chiếm hè phố tại Hà Nội, đến nay, tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để làm nơi kinh doanh, buôn bán, đỗ xe... dường như "đâu lại vào đấy".

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 1.

Vỉa hè đường Hoàng Hoa Thám bị lấn chiếm bày bán ra sát lòng đường.

Ghi nhận của PV, trên các tuyến phố gần như vắng bóng lực lượng chức năng đi lập lại trật tự đô thị. Trong khi đó, hàng quán mọc lên như nấm chắn ngang vỉa hè, còn xe máy, ô tô thậm chí đỗ xuống cả lòng đường khiến người dân không còn không gian đi lại.

Tại nhiều tuyến phố Hà Nội như Lạc Long Quân, Hoàng Hoa Thám, Thuỵ Khuê (quận Tây Hồ); Hàng Cót, Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm); Dương Quảng Hàm (quận Cầu Giấy),… phần vỉa hè đến nay vẫn đang bị các hộ kinh doanh chiếm dụng, gây khó khăn cho người đi bộ, mất mỹ quan đô thị.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 2.

Nhiều khu vực vỉa hè bị nhà hàng, quán ăn chiếm dụng.

Bị chiếm mất không gian, người đi bộ chỉ đành đi xuống lòng đường dù biết nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chị Nguyễn Thanh Huyền (28 tuổi, quận Hoàn Kiếm) cho hay, vỉa hè khu phố cổ từ lâu đã bị các hộ kinh doanh buôn bán chiếm dụng. "Chính quyền từng ra quân rầm rộ nhưng giờ đâu lại vào đấy, vỉa hè vẫn bị "xẻ thịt", còn người dân không còn cách nào khác phải đi xuống lòng đường rất nguy hiểm" - chị Huyền bức xúc.

Đây không phải lần đầu tiên Hà Nội quyết tâm lập lại trật tự vỉa hè. Vào năm 2017, Hà Nội đã ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ và đã đạt được những kết quả khả quan. Thế nhưng, nhiều quận huyện của Hà Nội đã không duy trì được điều này khiến tình trạng lấn chiếm vỉa hè tái diễn, đặc biệt là các quận nội thành.

Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ mười bốn, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 7/12 vừa qua, về trách nhiệm và giải pháp của Công an thành phố khi sau mỗi đợt ra quân giành lại vỉa hè, vi phạm lại tái diễn. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, đây là nguồn thu nhập chính của bộ phận không nhỏ người dân gắn với kinh doanh trên hè phố, quen thuộc với văn hóa vỉa hè. Do đó, việc đảm bảo trật tự vỉa hè là vấn đề rất phức tạp.

Theo Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Công an TP Hà Nội đã triển khai các biện pháp đảm bảo trật tự đô thị, nâng cao trách nhiệm, quyết tâm, quyết liệt bảo đảm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông; không để tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", đùn đẩy phó mặc... Tuy nhiên, đây không phải trách nhiệm riêng của lực lượng công an mà của cả sở, ngành, các cấp...

Một số hình ảnh vỉa hè Hà Nội bị lấn chiếm:

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 3.

Vỉa hè đường Hàng Cót sử dụng để xe máy cho các cửa hàng, quán ăn.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 4.

Không chỉ vỉa hè, cả lòng đường cũng được các cửa hàng kinh doanh trưng dụng tại đường Lạc Long Quân.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 5.

Phần lớn diện tích vỉa hè trở thành nơi để xe và nơi bán hàng của người dân.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 6.

Tương tự tại Phố Bát Đàn, du khách cũng chịu chung cảnh không có vỉa hè để đi lại.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 7.

Khu vực quanh Hồ Tây, nơi tập trung nhiều quán ăn, cafe thường xuyên tập trung đông đúc khách lui tới, khu vực vỉa hè thường xuyên được tận dụng trở thành nơi để xe.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 8.

Dọc tuyến phố Hàng Mã, nơi tập trung nhiều cửa hàng mua sắm đồ trang trí, vỉa hè đương nhiên không "có phần" dành cho người đi bộ.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 9.

Nhiều khu vực xe máy để tràn lan vỉa hè, lòng đường ảnh hưởng tới việc các phương tiện tham gia giao thông.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 10.

Tình trạng buôn bán, chiếm dụng vỉa hè vẫn diễn ra một cách vô tội vạ, dù đã nhiều lần nhận được những phản ánh của người dân và sự ra quân của chính quyền địa phương.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 11.

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè lại tiếp tục tái diễn.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 12.

Ngày 13/12, ghi nhận của phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, trên nhiều tuyến đường của quận Cầu Giấy, vỉa hè lại bị chiếm dụng trở lại, người đi bộ tiếp tục bị 'đẩy' xuống lòng đường.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 13.

Dọc tuyến đường Tô Hiệu, vỉa hè lại được tận dụng làm chỗ để xe cho các nhà hàng, quán ăn. Trong ảnh, một quán ăn tại ngã tư Tô Hiệu - Nguyễn Phong Sắc chiếm trọn vỉa hè làm bãi để xe.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 14.

Một quán cà phê trên đường Tô Hiệu lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán. Lấn chiếm lòng đường để xe máy.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 15.

Quán ăn trên đường Tô Hiệu ngang nhiên bày bàn ghế chiếm trọn vỉa hè cho khách ngồi ăn uống.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 16.

Tương tự, tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường để làm nơi buôn bán, kinh doanh khu vực chợ Nghĩa Tân diễn ra khá phổ biến.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 17.

Người bán hàng chiếm hết lối đi dành cho người đi bộ để bày bán, dự trữ hàng hóa...từ những thùng đựng trái cây, rau, củ, quả cho đến các loại hải sản… 'đẩy' người đi bộ xuống lòng đường.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 18.

Quán ăn tại khu vực Nghĩa Tân ngang nhiên biến vỉa hè thành 'của riêng' để buôn bán, kinh doanh, làm chỗ để xe máy.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 19.

Một số hộ kinh doanh tại phố Nghĩa Tân vô tư căng bạt, bày kín bàn ghế trên vỉa hè.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 20.

Hay tại phố Thọ Tháp - Trần Thái Tông, một đoạn dài vỉa hè bị các quán ăn chiếm dụng toàn bộ diện tích để bày bàn ghế phục vụ kinh doanh ăn uống.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 21.

Gần 1 năm ra quân rầm rộ, vỉa hè Hà Nội vẫn bị chiếm dụng ngang nhiên- Ảnh 22.Hà Nội: Xóa sổ các điểm kinh doanh trái cây lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trong năm 2024

SKĐS - Tại Kế hoạch triển khai đề án tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố trong năm 2024, Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng trái cây...

Xem thêm video được quan tâm:

Quá trình ra đời Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) | SKĐS


Minh Ngọc - Phúc Đức
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn