Hà Nội

Điều trị chứng ngứa da mùa lạnh

01-02-2018 07:06 | Thầy giỏi – thuốc hay
google news

Ngứa da thông thường xuất hiện vào mùa hè, nhưng cũng có một số người lại thấy bệnh xảy ra ở cả mùa đông. Bệnh biểu hiện lúc ban đầu chỉ ngứa ngáy ở một bộ phận nào đó, rồi dần lan rộng đến nhiều nơi trên cơ thể, ban đêm ngứa nhiều hơn ban ngày.

Ngứa da thông thường xuất hiện vào mùa hè, nhưng cũng có một số người lại thấy bệnh xảy ra ở cả mùa đông. Bệnh biểu hiện lúc ban đầu chỉ ngứa ngáy ở một bộ phận nào đó, rồi dần lan rộng đến nhiều nơi trên cơ thể, ban đêm ngứa nhiều hơn ban ngày.

Theo Đông y, ngứa da là tình trạng huyết khí bất túc, dinh dưỡng đến nuôi da bị thiếu hụt, biểu hiện sự lão hóa của da mà sinh ngứa. Mặt khác, thể chất ở người lớn tuổi suy yếu khiến da dẻ khô táo nên vào mùa thu, đông hay phát ngứa, phần nhiều thuộc chứng trạng huyết nhiệt sinh phong. Để chữa trị nguyên nhân này cần chọn dùng những dược vật có công năng giảm ngứa tắt phong. Khi phong tà xâm nhập vào làm ảnh hưởng đến da dẻ, đó là nguyên nhân quan trọng của chứng ngứa da.

 

Điều trị chứng ngứa da mùa lạnh 1Vị thuốc quế chi là cành quế con phơi khô, thích hợp trong điều trị chứng ngứa da vào mùa lạnh.

Ngoài ra còn do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thủy sản, dầu mỡ… cũng khiến thấp nhiệt ẩn nấp trong cơ thể mà không thể tuyên tiết ra bên ngoài, hóa nhiệt sinh phong rồi phát sinh ngứa. Ngay cả khi tinh thần thấp kém hoặc căng thẳng, lo âu, phiền muộn làm cho cơ năng tạng phủ mất thăng bằng mà hóa nhiệt, động phong rồi trở thành nguyên nhân ngứa da. Bất luận là nội phong hay ngoại phong đều phải lấy trị phong làm chính. Song trị phong lại có quan hệ với trị huyết.

Dưới đây là phương thuốc chữa chứng ngứa da: Phương “Quế chi ma hoàng bán thang”: Đây là phương có công hiệu tiêu trừ phong hàn, thích hợp với những người da dẻ ngứa ngáy mùa đông, nhất là những bộ vị bộc lộ ra ngoài như vùng đầu mặt, cổ gáy và đôi bàn tay, khi gặp trời giá rét, bệnh tình lại tăng nặng, nhưng khi khí hậu hoãn hòa lại hoặc ra mồ hôi thì bệnh giảm nhẹ, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch tượng phù hoãn hoặc phù căng.

Phương thuốc gồm: quế chi, bạch thược dược, gừng tươi, ma hoàng, cam thảo (mỗi thứ 9g); táo đỏ 4 quả, hạnh nhân 12g. Quế chi bỏ vỏ, gừng tươi xắt lát, cam thảo sao qua, ma hoàng bỏ mắt, hạnh nhân bỏ vỏ. Sau đó dùng nước nấu ma hoàng trước, nấu sôi vớt bỏ bọt rồi cho các dược liệu còn lại vào sắc nhỏ lửa lấy nước thuốc uống, ngày 1 thang. Chia làm 3 lần, uống thuốc trước bữa ăn.

Trong phương này, ma hoàng, quế chi, gừng tươi đều là thuốc phát tán phong hàn, giỏi về khử trừ hàn tà ở giữa da dẻ, lông tơ và cơ bắp khiến cho phong hàn bệnh tà thông qua mồ hôi ra ngoài mà giải được. Trong đó, sức phát hãn của ma hoàng đặc biệt mạnh nên lúc dùng cần chú ý lượng sử dụng không thể quá lớn, thời gian dùng cũng không quá dài, nếu không sẽ khiến cho con người bị hư (Danh y biệt lục). Còn bạch thược liễm âm hòa dinh có thể phòng chống đổ mồ hôi thái quá khiến cho âm dịch cơ thể tổn thương, táo đỏ và cam thảo đều kiện tỳ hộ vị, trong đó cam thảo còn giúp điều hòa dược liệu trong phương. Hạnh nhân có tác dụng tuyên suốt phế khí và trị vong khí vãng lai. Toàn phương hợp dùng có tác dụng khu phong tán hàn, điều hòa dinh vệ nên có thể chữa lành chứng ngứa da do phong hàn gây ra.

Ngoài ra, khi uống phương thuốc này cần tránh gió để cơ thể ra mồ hôi nhẹ là tốt nhất.

 

 

 

 

 


BS. Hoàng Trung
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn