Hà Nội

Có nên 'om' nguyện vọng xét tuyển đại học đến phút chót?

28-07-2023 08:26 | Thời sự
google news

SKĐS - Chỉ còn 3 ngày nữa nữa để thí sinh đăng ký, sắp xếp, điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT nhưng đến nay còn hơn 300.000 em chưa đăng ký. Các chuyên gia tuyển sinh cảnh báo, thí sinh không đợi đến "giờ chót" vì có thể xảy ra nhiều rủi ro, thậm chí mất cơ hội xét tuyển đại học.

Những "chiến thuật" thí sinh nên áp dụng để tăng tỷ lệ trúng tuyển đại họcNhững 'chiến thuật' thí sinh nên áp dụng để tăng tỷ lệ trúng tuyển đại học

SKĐS - Thời gian này đang là thời điểm thí sinh đăng ký xét tuyển, thay đổi nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT, thí sinh cần chú ý điều gì để để tăng tỷ lệ trúng tuyển đại học?

Hơn 300.000 thí sinh chưa đăng ký

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, tới 17h ngày 27/7, tức còn 3 ngày trước hạn cuối đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, đã có gần 600.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học lên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ với 2,9 triệu nguyện vọng. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký khoảng gần 5 nguyện vọng xét tuyển vào đại học trên cả nước.

Cả nước có hơn một triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT, trong đó khoảng 917.700 em dùng kết quả thi để vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học.

So với con số gần 1 triệu thí sinh dùng kết quả thi để vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học 2023, vẫn còn hàng nghìn thí sinh chưa chốt nguyện vọng xét tuyển đại học của mình.

Theo Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ phải hoàn thành việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước 17h ngày 30/7 và thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8.

Có nên 'om' nguyện vọng xét tuyển đại học đến phút chót? - Ảnh 2.

Thí sinh tham dự ngày hội tuyển sinh năm 2023 tại Hà Nội.

Từ ngày 12/8 đến 17h ngày 20/8, các cơ sở đào tạo sẽ tải dữ liệu, thông tin xét tuyển; điểm thi tốt nghiệp THPT; kết quả học tập cấp THPT trên Hệ thống; điểm các kỳ thi (nếu có) và tổ chức xét tuyển. Bộ GD&ĐT xử lý nguyện vọng trên Hệ thống để xác định nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển.

Từ 17h ngày 22/8, các trường đại học thông báo điểm chuẩn, danh sách thí sinh trúng tuyển đợt 1.

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ tại địa chỉ https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để nhập, sửa, xem thông tin. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự. Mỗi em sẽ chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất trong số đã đăng ký.

Năm nay, Bộ GD&ĐT cải tiến phần mềm nhằm tránh việc thí sinh nhầm lẫn phương thức, tổ hợp xét tuyển. Thí sinh chỉ đăng ký trường, ngành, chương trình đào tạo. Hệ thống sẽ dựa trên dữ liệu điểm của thí sinh để tối ưu nhất việc xét tuyển.

Nhiều rủi ro khi thí sinh đăng ký xét tuyển đại học vào phút chót

Đưa ra lời khuyên cho thí sinh, ThS Vũ Quang Huy - Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ TP.HCM cho rằng, khi đăng ký nguyện vọng, thí sinh cần tìm hiểu kỹ về kỹ thuật xét tuyển để khi đăng ký phải thực hiện chính xác từng bước đừng để xảy ra sai sót.

"Đây là thời điểm tốt nhất để đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học, các ngày 28-30/7 thí sinh chỉ xem lại nguyện vọng vì theo kinh nghiệm mọi năm, thí sinh đăng ký quá trễ, số lượng đăng ký lớn dẫn đến nghẽn mạng. Năm ngoái, tôi đăng nhập Hệ thống vào những ngày cuối cũng bị văng ra khỏi Hệ thống".

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, có thể các thí sinh đang cẩn trọng quá, chờ đợi đến giờ cuối cùng mới đăng ký, sẽ nghẽn mạng nếu như rất nhiều em đăng ký khi mà vượt quá 17h ngày 30/7, hệ thống đóng lại. Đây là điều không nên, rủi ro rất cao.

Bên cạnh đó, trong vấn đề đăng ký xét tuyển, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học lưu ý tới thí sinh: "Nếu đã tham gia xét tuyển sớm và trúng tuyển có điều kiện ở một số trường đại học, các em vẫn cần đăng ký nguyện vọng một cách chính thức trên Hệ thống của Bộ GD&ĐT. Nếu không đăng ký, các em sẽ lỡ cơ hội vì chưa được công nhận trúng tuyển chính thức".

Năm 2022, thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy có 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng trên tổng số 941.759 thí sinh có ý định đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT. Còn lại trên 325.000 thí sinh quyết định không nhập nguyện vọng lên Hệ thống, chiếm 34,6% trên tổng số thí sinh có mong muốn lựa chọn đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Chuyên gia khuyến cáo thí sinh cần tỉnh táo để không 'sập bẫy' điểm sànChuyên gia khuyến cáo thí sinh cần tỉnh táo để không "sập bẫy" điểm sàn

SKĐS - Hiện nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố mức điểm sàn nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng đầu vào, đồng thời giúp thí sinh có căn cứ để đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý thí sinh cần phân biệt rõ điểm sàn và điểm chuẩn để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.


Đỗ Vi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn