Chuyên gia chỉ cách hỗ trợ tâm lý cho trẻ hậu COVID-19

25-03-2022 05:44 | Sức khỏe tâm hồn
google news

SKĐS - Sau mắc COVID-19, giống như người lớn, trẻ em cũng phải đối mặt với vấn đề "hậu COVID-19". Ngoài các biểu hiện thể chất còn có các di chứng về tâm lý, tinh thần.

Ths. Vương Thị Thủy – Giảng viên Bộ môn tâm thần Trường Đại học Y dược Hải Phòng, kiêm phó trưởng khoa Bán cấp Nam và Phục hồi chức năng tâm thần – Bệnh viện Tâm thần Hải phòng

ThS. Vương Thị Thủy.

Trẻ em bị COVID-19 đa số sẽ nhanh khỏi. Thế nhưng sau đó là "Hội chứng hậu COVID-19" mới là vấn đề. Lúc này, trẻ do bị cách ly ở nhà lâu, sức khỏe chưa phục hồi nên sẽ sinh chán nản, lo âu, trầm cảm... Điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới học tập, sinh hoạt cũng như lối sống của trẻ.

Phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với ThS. Vương Thị Thủy – Giảng viên Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y dược Hải Phòng, kiêm Phó trưởng khoa Bán cấp Nam và Phục hồi chức năng tâm thần – Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng về vấn đề này.

2 tuần sau khỏi COVID-19, bé trai 9 tuổi bất ngờ tràn dịch màng phổi  - Ảnh 1.

- Xin bác sĩ cho biết những dấu hiệu rối loạn tâm lý thường thấy sau khi trẻ mắc COVID-19?

Theo các nghiên cứu cho thấy, trẻ em (nhất là trẻ lớn) mắc các triệu chứng hậu COVID-19 bao gồm: chán ăn, kém tập trung, cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, choáng váng, đau cơ, khớp. Trẻ cảm thấy bị hồi hộp, lo lắng.

Khi trở lại trường lớp, trẻ thường mất tập trung, khó ghi nhớ, tiếp thu bài vở của giáo viên chậm. Tình trạng nặng nề hơn khi các em mất đi người thân như bố mẹ, anh chị em ruột. Có những trẻ còn phát sinh tiêu cực muốn tìm đến cái chết.

Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em bao gồm: chán ăn, kém tập trung, cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, choáng váng, đau cơ, khớp.

Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em bao gồm: chán ăn, kém tập trung, cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, choáng váng, đau cơ, khớp.

- Với thực tế trên, theo bác sĩ thì người lớn chúng ta cần có những hoạt động, định hướng gì để cho trẻ có tâm lý vững và lấy lại cân bằng cuộc sống hậu COVID-19?

Trước mắt, chúng ta tìm cách cho trẻ thể hiện cảm xúc. Đó là, khuyến khích các cháu tham gia các hoạt động xã hội, chơi hoặc vẽ, hoặc chơi nhạc cụ, nghe nhạc để trẻ thể hiện và giải tỏa được lo âu. Trẻ sẽ thấy an toàn và vui vẻ hơn khi được thể hiện chính mình.

Cho trẻ tham gia các công việc mà bình thường chúng chưa phải làm như nhặt rau, rửa bát, quét nhà… Những thói quen hằng ngày cũng cần được duy trì tối đa. Hãy tiếp tục động viên, khuyên nhủ trẻ tiếp tục chơi và giao lưu với những người bạn cũ và mới qua các phương tiện mạng xã hội và tiếp xúc trực tiếp càng tốt nhưng tuân thủ 5K về phòng dịch.

Bố mẹ hãy gắn kết với con nhiều hơn, mọi lúc, mọi nơi, nhất là khoảng thời gian con bị khủng hoảng hậu COVID-19.

Trẻ em sẽ quan sát các hành vi và cảm xúc của người lớn để biết các dấu hiệu về cách quản lý cảm xúc của chính mình trong những thời điểm khó khăn, vì thế việc cha mẹ giữ thái độ bình tĩnh, lạc quan cũng rất quan trọng để có thể trấn an và giúp trẻ cùng nhau vượt qua.

- Hậu COVID-19, trẻ rất cần thầy cô, cha mẹ, bạn bè hỗ trợ để vượt qua. Là chuyên gia tâm lý, xin bác sĩ hãy đưa ra những lời khuyên hữu ích để cả trẻ em và người nhà gặp hội chứng hậu COVID-19 cùng nhau vượt qua?

Để phát hiện sớm trẻ gặp di chứng hậu COVID-19 hay không, chúng tôi khuyến cáo cha mẹ cần quan tâm, theo dõi trẻ để xem con có các triệu chứng đã đề cập như trên để kịp thời đến bác sĩ khám và điều trị.

Chuyên gia khuyên cách hỗ trợ tâm lý cho trẻ em hậu COVID-19  - Ảnh 4.

Cha mẹ nên gắn kết với con trong nhiều hoạt động, giúp trẻ giải tỏa lo âu, căng thẳng hậu COVID.

Hội chứng hậu COVID-19 có thể diễn ra từ vài tuần đến vài tháng khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, ăn uống không ngon miệng. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp trẻ nhất là trẻ đã từng phải nhập viện và người nhà các bé bình tĩnh, kiên trì vượt qua.

- Chế độ dinh dưỡng: Về cơ bản trẻ vẫn duy trì ăn uống sinh hoạt bình thường. Đó là phải đầy đủ dưỡng chất, các nhóm thực phẩm, rau xanh, trái cây. Uống đủ nước các loại.

Hậu COVID-19 trẻ thường hay bị ho kéo dài nên các bậc cha mẹ nên chú trọng bữa ăn các thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt như cháo, súp, các loại ngũ cốc, củ quả hầm.

- Rèn thói quen luyện tập và sinh hoạt: Duy trì các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe. Xem và tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh như nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo.

Phổi thường là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất sau COVID-19, trẻ có thể bị suy giảm chức năng hô hấp dai dẳng. Cha mẹ hướng dẫn con các bài tập hít thở tại nhà. Nên chọn những bài tập phù hợp, tạo không khí vui vẻ, thậm chí tập cùng con để trẻ hào hứng thực hiện.

Rối loạn tâm lý, tâm thần ở trẻ em trong đại dịch COVID-19Rối loạn tâm lý, tâm thần ở trẻ em trong đại dịch COVID-19

SKĐS - Đại dịch COVID-19 đã sang năm thứ 3. Các ngôi trường đóng cửa một một thời gian dài, trẻ phải ở nhà học trực tuyến, không gặp bạn bè, thiếu giao tiếp xã hội, hoạt động vui chơi bị hạn chế… khiến nhiều trẻ rơi vào các rối loạn tâm lý, tâm thần.

Xem thêm video được quan tâm

Giải mã hộp đen và điều tra nguyên nhân máy bay rơi theo phương thẳng đứng


Thúy Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn