Sharbat Gula và chuyện về "Mona Lisa thế kỷ XXI"
Tháng 6/1985, khi bức ảnh được công bố trên bìa tạp chí "National Geographic", nhân vật đã trở thành thần tượng và bìa tạp chí - một trong số bìa ấn phẩm được biết nhiều nhất thế giới.
- Chúng tôi đi qua con đường chính trại tị nạn Nasir Bagh nằm trên vùng biên giới Afghanistan-Pakistan. Từ một trong la liệt lều trại dội lại tiếng trẻ thơ. Tôi cúi đầu lách qua tấm vải bạt làm cửa. Té ra trong lều là lớp học.
Lập tức tôi bị hút hồn bởi đôi mắt của một trong số bé gái tuổi chừng 12. Tuy nhiên đối tượng thoắt kéo khăn che kín mặt, ngay khi phát hiện người lạ. Tôi quàng tay kéo chiếc máy ảnh. Ánh sáng trong lều khá tỏ, thêm nữa chiếc Nikon của tôi lắp sẵn ống kính Nikkor 105 mm F2.5 được đặt ở chế độ lý tưởng trong điều kiện không gian hẹp.
Tôi bấm liền hơn chục nhát, song bé gái vẫn kiên trì che mặt. Mãi đến khi tôi nhờ thầy giáo can thiệp, nhân vật mới để lộ gương mặt. Tôi thực hiện được 2 kiểu, bé gái lại kéo khăn lên –McCurry, phóng viên ảnh tạp chí "National Geographic"nhớ lại giây phút may mắn ghi được ánh mắt sâu thẳm của bé gái. Ngay khi McCurry quay lại lều, sau thao tác ra ngoài thay cuộn phim khác vào máy, nhân vật đã biến khỏi "lớp học".
Đối với McCurry, "Mona Lisa thế kỷ XXI" không phải là tác phẩm xuất thần độc nhất. Chính tại Afghanistan, nơi bắt đầu sự nghiệp- McCurry kiên trì và cần cù săn ảnh với vỏ bọc mới- xuất hiện trong trang phục dân tộc địa phương, những cuộn phim đã chụp và tráng được cất giấu cẩn thận trong quần áo.
Nhân vật bí ẩn được coi như "Mona Lisa thế kỷ XXI"
Sharbat Gula khoảng 12 tuổi, khi McCurry tình cờ gặp tại trại tị nạn Nasir Bagh dành cho người Afghanistan , ngoại ô thành phố Peszavar, miền bắc Pakistan. Cả bố và mẹ bé gái đều tử vong trong cuộc chiến đầu những năm 1980.
Sau công bố bức ảnh, cả thế giới truyền thông và bản thân McCurry nỗ lực xác định chỗ ở của Gula đều vô hiệu. Mãi 17 năm sau, cuối 2002 McCurry mới có cơ hội trở lại Afghanistan và tìm được nhân vật. Cũng khi ấy Sharbat Gula mới biết, bản thân là người nổi tiếng.
Cuối những năm 1980 Sharbat Gula trở thành vợ Rahmat, một thợ lò bánh mỳ và có 3 con gái. Năm 2012 Gula góa chồng, Rahmat qua đời vì bệnh viêm gan C.
Năm 2016 truyền thông thế giới lại ồn ào về Sharbat Gula, khi nhân vật bị trục xuất khỏi Pakistan. Gula bị tố cáo sử dụng giấy tờ giả, để làm thủ tục xin tỵ nạn chính trị tại quốc gia này. Nạn nhân bị phạt số tiền tương đương 1 nghìn USD và 15 ngày tạm giam. Nhờ sự can thiệp của tổng thống Afghanistan thời đó Ashraf Ghani, Sharbat Gula được thả tự do sau 11 ngày tạm giam.
Trở về quê hương, tại sân bay Kabul Sharbat Gula đã trả lời phỏng vấn ngắn của phóng viên kênh truyền hình BBC. – Tấm ảnh Steve McCurry chụp tôi năm 1984 đã mang lại cho tôi nhiều thiệt hại hơn lợi ích- người nổi tiếng nhấn mạnh. – Nó làm cho tôi trở thành nhân vật nổi tiếng, song cũng khiến tôi bị bắt giam. Trước đó tôi chỉ là bé gái nhà quê tầm thường. Tôi không thích tấm ảnh, cũng như sự chú ý của truyền thông.