Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư

26-09-2024 14:29 | Xã hội

SKĐS - Đến thời điểm hiện tại, nước sông Hồng đã "ăn" sâu vào đất canh tác và đất ở của nhiều hộ dân tại thôn 4 và thôn 5, xã Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội.

Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 1.
Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 2.
Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 3.

Ông Lê Văn Thuận - Phó Chủ tịch UBND xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội cho biết, sạt lở đất ở khu vực ven sông Hồng trên địa bàn xã xảy ra từ đầu tháng 8/2024. Đến thời điểm hiện tại, nước sông đã "ăn" sâu vào đất canh tác và đất ở của nhiều hộ dân thôn 4 và thôn 5, xã Kim Lan.

Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 4.

Tại thôn 5, vị trí sạt lở gần sát vào đất thổ cư của 3 gia đình ông Nguyễn Văn Hà, ông Nguyễn Văn Tiến và ông Lê Ngọc Sơn. Hiện thửa đất của 3 gia đình này có nguy cơ sạt lở cao, thực tế cho thấy sạt lở đã sát vào phía tường nhà.

Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 5.
Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 6.

Để đảm bảo an toàn, UBND xã Kim Lan đã thông báo di dời người dân và tài sản ra khỏi khu vực sạt lở đến nơi an toàn. Cắm biển báo sự cố sạt lở nguy hiểm chăng dây không cho người đi lại khu vực sự cố, bố trí lực lượng thường trực 24/24h.

Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 7.

UBND xã Kim Lan sơ bộ đánh giá nguyên nhân sạt lở là do thời gian qua mực nước sông Hồng lên cao, kết hợp bờ, bãi sông tại khu vực này là đất cát pha liên kết yếu, khi mực nước sông lên cao sau đó rút nhanh làm bão hòa đất gây ra hiện tượng sạt lở.

Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 8.

Phía bên trong ngôi nhà của 1 hộ dân đã được di dời đến nơi an toàn.

Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 9.

Đường vào nhà một số hộ dân đã bị sạt lở, việc đi lại tiềm ẩn nguy hiểm.

Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 10.
Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 11.
Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 12.

Nhiều cây bị cuốn trôi, một số cây nghiêng ngả, chờ đổ.

Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 13.

Ông Nguyễn Văn Hà (SN 1966), cư dân tại xã Kim Lan cho hay, sau khi sạt lở lòng sông trở nên rộng hơn. Nhiều cây cối bị nước sông cuốn đi, nước sông ngày càng "ăn" sâu vào khu dân cư khiến ông không tránh khỏi lo lắng.

Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 14.

Biển báo sự cố sạt lở nguy hiểm và hàng rào chắn được lực lượng chức năng bố trí để đảm bảo an toàn cho người dân.

Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư- Ảnh 15.

Kim Lan là một xã nhỏ nằm ở phía Nam của huyện Gia Lâm, bên ngoài đê sông Hồng, cách trung tâm hành chính huyện Gia Lâm khoảng 10Km. Kinh tế phát triển chủ yếu là sản xuất kinh doanh gốm sứ và sản xuất nông nghiệp. Toàn bộ tuyến ranh giới phía Bắc giáp với kênh Bắc Hưng Hải, toàn bộ tuyến ranh giới phía Tây của xã giáp với sông Hồng, do đó nguy cơ sạt lở bờ sông trong mùa mưa lũ đối với xã Kim Lan là rất cao.


Video sạt lở nghiêm trọng tại khu vực ven sông Hồng của làng gốm cổ ở Hà Nội.

Tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở làm 9 người chết ở Yên BáiTìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở làm 9 người chết ở Yên Bái

SKĐS – Sau 16 ngày, thi thể anh Hoàng Văn Dược đã được tìm thấy. Anh Dược là nạn nhân bị mất tích trong vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra vào ngày 10/9 khiến 9 người tử vong và mất tích.


Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn